Thống kê của Cục Quản lý đường sông, Việt Nam có 392 con sông. Có những con sông bắt nguồn từ các nước khác chảy qua lãnh thổ Việt Nam, có con sông bắt nguồn từ Việt Nam, chảy qua nước khác và cũng có những con sông bắt nguồn từ nước ta và chỉ chảy trong lãnh thổ rồi đổ ra biển...

Hưng Yên ở đâu? Hưng Yên thuộc miền nào?

Tỉnh Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, nằm ở miền Bắc Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, Hưng Yên nằm trong khu vực trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hưng Yên nằm gọn trong ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ với chiều dày 150 – 160 m.

Tỉnh Hưng Yên nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 54km về phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố Hải phòng khoảng 93km và cách thành phố Hải Dương khoảng 50km về phía Tây Nam. Vị trí địa lý của Hưng Yên tiếp giáp với các tỉnh sau:

Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc tỉnh Hưng Yên?

Theo báo cáo của Sở Nội vụ Hưng Yên, thực hiện kế hoạch, phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025 tỉnh Hưng Yên không có đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp; toàn tỉnh có 35 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp gồm: 3 phường, 1 thị trấn và 31 xã, trong đó có 10 đơn vị hành chính cấp xã có yếu tố đặc thù nên đề nghị không thực hiện sắp xếp. Sau sắp xếp, tỉnh Hưng Yên còn lại 139 đơn vị hành chính cấp xã.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Trưởng Ty Công an Hưng Yên (1946-1947) và (1957-1959)

Đồng chí Nguyễn Đình Chi, Trưởng Ty Công an Hưng Yên (1947-1949)

Đồng chí Phạm Tư Anh (tức Phạm Đình Phán), Trưởng Ty Công an Hưng Yên (1949-1952)

Đồng chí Nguyễn Duy Liễm, Trưởng Ty Công an Hưng Yên (1952-1953)

Đồng chí Trần Duy Dương, Trưởng Ty Công an Hưng Yên (1953-1956)

Đồng chí Trần Văn Tạ, Trưởng Ty Công an Hưng Yên (1960-1968)

Đồng chí Phạm Văn Bính, Trưởng Ty Công an Hải Hưng (1968-1972)

Đồng chí Hoàng Cuông, Trưởng Ty Công an Hải  Hưng (1972-1977)

Đồng chí Tô Quyền, Trưởng Ty Công an Hải  Hưng (1977-1983)

Đồng chí Nguyễn Chí Tư, Trưởng Ty Công an Hải  Hưng (1983-1991)

Đồng chí Hà Xuân Trí, Trưởng Ty Công an Hải  Hưng (1991-1996)

Đồng chí Phạm Văn Thụy, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên (1997-2006)

Đồng chí Nguyễn Văn Thông, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên (2006-2008)

Đồng chí Trần Huy Ngạn, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên (2008-2014)

Đồng chí Đỗ Đình Hào, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên (2014-4/2020)

Đồng chí Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên (từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021)

Đồng chí Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên (tháng 9/2021)

Dân số Hưng Yên bao nhiêu người?

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của tỉnh Hưng Yên vào thời điểm 0 giờ ngày 01.4.2019 là 1.252.731 người, đứng thứ 8 trong 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 28 toàn quốc, trong đó, nam là 626.817 người, chiếm 50,04% và nữ là 625.914 người, chiếm 49,96%.

Sau 10 năm, quy mô dân số của tỉnh Hưng Yên tăng 124.828 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,06%/năm. Mật độ dân số tỉnh Hưng Yên đạt 1.347 người/km2, tăng 134 người/km2 so với năm 2009.

Năm 2022, tỉnh Hưng Yên có dân số khoảng 1.302.000 người, với mật độ dân số trung bình của Tỉnh Hưng Yên là 1400 người/km², xếp thứ 4 cả nước về mật độ dân số.

Quy mô GRDP của tỉnh Hưng Yên đạt 132.176 tỉ đồng, với GRDP bình quân đầu người đạt 102,3 triệu đồng/người, phản ánh một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hưng Yên?

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các huyện, xã để mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên, thành phố Hưng Yên có 7.342,07 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu; có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: An Tảo,  Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu và 10 xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu, Phú Cường, Hùng Cường, Phương Chiểu, Hoàng Hanh, Tân Hưng.

Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh và 9 huyện: Ân Thi, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Phù Cừ, Yên Mỹ, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu. Trong đó, Huyện Văn Giang có diện tích lớn nhất và Huyện Kim Động có dân số nhiều nhất.

Hưng Yên rộng bao nhiêu km²?

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hưng Yên là 930,2 km², chiếm 6,2% diện tích đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh không có rừng núi và biển. Tỉnh này được biết đến với cảnh quan đồng bằng châu thổ màu mỡ, không có địa hình núi cao hay biển, là điều kiện lý tưởng cho nông nghiệp phát triển.

Tỉnh Hưng Yên có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc gồm các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. Bên cạnh đó, Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như : Quốc lộ 5, 39, 38, 38B, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; tuyến đường nối cao tốc Hà Nôi – Hải Phòng với Cầu Giẽ – Ninh Bình, các tuyến đường tỉnh: ĐT.376, ĐT.378, ĐT.379, ĐT.382, ĐT.382B, ĐT.386, ĐT.387… và đường sắt Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại.

Hưng Yên còn có Nhà lưu niệm Bác Hồ, Nhà tưởng niệm các đồng chí Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tướng quân Nguyễn Thiện Thuật, cụ Hoàng Hoa Thám,  Đền thờ bà Hoàng thị Loan - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều đền, chùa nổi tiếng khác như: Đền thờ Tống Trân, Đền Trần, Đền Phù Ủng, Đền Chử Đồng Tử...; chùa Chuông, chùa Hiến, chùa Nễ Châu... Mỗi đền, chùa là một kho tàng mỹ thuật sống động, với rất nhiều cổ vật quý hiếm. Đó là những không gian văn hóa truyền thống, không gian tâm linh hiện hữu nét đẹp văn hóa vật thể, phi vật thể và đặc biệt hấp dẫn du khách bởi sự hài hòa cảnh trí thiên nhiên và hình khối kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc tinh vi.Hưng Yên còn là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc. Toàn tỉnh có 364 lễ hội các loại, trong đó có 326 lễ hội dân gian, 22 lễ hội tôn giáo, 13 lễ hội tín ngưỡng, 3 lễ hội được bảo tồn theo dự án văn hóa phi vật thể, đó là lễ hội đền Đậu An xã An Viên (Tiên Lữ), lễ hội rước nước tại đền Đa Hòa xã Bình Minh, đền Hóa xã Dạ Trạch (Khoái Châu) và lễ hội Cầu mưa xã Lạc Hồng (Văn Lâm)... Hệ thống lễ hội này đã giới thiệu và chứng minh sinh động về vùng đất, con người Hưng Yên trong quá khứ và hiện tại, với những nét đặc trưng, những giá trị văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của Hưng Yên nói riêng, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung.

Theo nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Science, hơn 60% hiện tượng băng tan trên thế giới gần đây là hậu quả từ hoạt động của con người.

Theo nghiên cứu khoa học đầu tiên về tác động cụ thể của con người đối với hiện tượng tan chảy ở các dòng sông băng, các nhà khoa học nhận thấy con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.

Hơn 60% hiện tượng băng tan trên thế giới gần đây là hậu quả từ hoạt động của con người.

Theo nghiên cứu công bố ngày 14/8 trên tạp chí Science (Khoa học) của Mỹ, kể từ khi xảy ra hiện tượng tan chảy sông băng đầu tiên năm 1851 đến giữa thế kỷ 20, không có bằng chứng nào cho thấy con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Từ giữa thế kỷ 20 đến năm 1990, con người là tác nhân gây ra 25% tổng lượng băng tan chảy ở các sông băng và tỷ lệ này tăng lên tới 69% trong thời kỳ từ năm 1991 đến nay, gây quan ngại lớn trong giới nghiên cứu khí hậu thế giới.

Theo Ben Marzeion, chuyên gia khí hậu tại Đại học Innsbruck (Áo), hiện tượng tan chảy của các dòng sông băng đang ngày một tăng tốc và hoàn toàn có thể kết luận phần lớn nguyên nhân là do hoạt động của con người. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động của con người là các dòng sông băng ở Alaska và dãy Alps.

Cũng theo chuyên gia Marzeion, trong hai thập kỷ trở lại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 295 tỷ tấn băng tan do tác động từ con người và khoảng 130 tỷ tấn tan chảy do các nguyên nhân tự nhiên.

Nhà địa vật lý Regine Hock thuộc Đại học Alaska Fairbanks, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định sự nhảy vọt từ 25% lên gần 70% là sự gia tăng đáng kể khiến giới chuyên gia lo ngại.

Lượng nước tan chảy từ các dòng sông băng đóng góp 40% trong mỗi inch (2,54cm) nước biển dâng trong mỗi thập kỷ. Con số này sẽ tăng lên nếu tính cả sự tan chảy của các dải băng và hiện tượng giãn nở nước biển do nhiệt độ toàn cầu ấm lên.

Nghiên cứu trên được thực hiện với biên độ sai số khá cao. Cụ thể, mức tác động tối thiểu do con người gây ra có thể chỉ ở mức 45%, hoặc cũng có thể lên tới 93%. Tuy nhiên trong nghiên cứu, các nhà khoa học thường lấy theo mức trung bình.

Khoa học chứng minh có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tan băng như nhiệt độ Trái Đất tăng lên, phát thải quá nhiều khí nhà kính và những thay đổi trong hoạt động canh tác, sử dụng đất. Đây là quá trình thay đổi kéo dài và rất khó nhận biết ngay lập tức. Vì vậy, nếu không được nghiên cứu và ngăn chặn kịp thời, Trái Đất rất có thể sẽ bước vào giai đoạn đầu của quá trình tan băng cường độ lớn, gây ra những tác động khôn lường cho cuộc sống của người dân và phá hủy những thành quả phát triển mà thế giới đã phải rất nỗ lực mới đạt được./.