Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một chuyến thị sát một căn cứ huấn luyện ở Triều Tiên vào đầu tháng 10 - Ảnh: AFP/KCNA

Triều Tiên triển khai quân đội như thế nào?

Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên tại căn cứ huấn luyện ở địa điểm không xác định - Ảnh: AFP/KCNA

Phần lớn quân đội Triều Tiên được triển khai gần khu vực phi quân sự (DMZ) dài 248km phân chia hai miền Triều Tiên.

KPA đã tìm cách bù đắp cho những hạn chế bằng cách tập trung vào các năng lực phi đối xứng. Đó là các lực lượng đặc nhiệm, các loại vũ khí hóa học, sinh học và pháo binh.

Sự phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong tư duy chiến lược của nước này.

Triều Tiên cho biết kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân là cần thiết để chống lại các mối đe dọa từ Mỹ và các đồng minh của Washington, những bên đã tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Theo Sách trắng của Hàn Quốc, 6.800 binh sĩ tác chiến mạng của KPA đang phát triển các công nghệ mới để tăng cường lực lượng không gian mạng của Triều Tiên.

Theo ấn bản The World Factbook của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), từ năm 2010 đến năm 2020, chi tiêu quân sự ước tính chiếm 20-30% GDP hằng năm của Triều Tiên.

Vào tháng 1 vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ chi gần 16% ngân sách cho quốc phòng.

Một số hình ảnh về lực lượng và năng lực quân sự của Triều Tiên:

Ông Kim Jong Un thị sát cơ sở làm giàu uranium, nhưng không rõ thời gian và địa điểm. Ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố ngày 13-9 - Ảnh: RODONG SINMUN

Ảnh do KCNA công bố vào năm 2023 cho thấy ông Kim Jong Un đến thăm lực lượng không quân - Ảnh: KCNA

Một buổi huấn luyện của lực lượng pháo binh do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hướng dẫn được tổ chức vào ngày 18-3 - Ảnh: REUTERS

Cuộc duyệt binh ở Triều Tiên - Ảnh: REUTERS

Ông Kim Jong Un đến thăm một cơ sở sản xuất quốc phòng ở Triều Tiên vào tháng 5-2024 - Ảnh: AFP/KCNA

Ông Kim Jong Un và con gái theo dõi vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasongpho-18 vào năm 2023 - Ảnh: AFP/KCNA

Thực hiện Đề án cải cách từ tháng 11/2005, đến nay, quân đội Hàn Quốc đang dần tiến tới mục tiêu có cơ cấu hợp lý, tinh nhuệ, hiệu quả, trang bị hiện đại, khả năng chiến đấu cao.

Giảm lục quân, tăng biên chế không quân, hải quân

Chuyển đổi từ mô hình tập trung binh lực sang mô hình tập trung kỹ thuật, quân đội Hàn Quốc đã cắt giảm lực lượng từ 681.000 quân xuống còn 500.000. Lục quân là trọng điểm cắt giảm với việc cơ cấu lại 3 tập đoàn quân, trong đó sáp nhập tập đoàn quân số 1 và tập đoàn quân số 3, tinh giản tập đoàn quân số 2 đảm trách bảo vệ hậu phương. Từ đó, lục quân từ 550.000 xuống còn 350.000 quân, 10 quân đoàn giảm xuống còn 4, 46 sư đoàn giảm xuống còn 20 sư đoàn.

Trong khi đó, lực lượng hải quân và không quân lại tăng. Hải quân tăng từ 67.000 lên 70.000 quân (riêng hải quân đánh bộ giảm 4.000 quân, giải tán 1 lữ đoàn và 1 đại đội, giữ lại 2 sư đoàn). Không quân từ 64.000 quân tăng lên 70.000 quân, duy trì biên chế 10 trung đoàn máy bay chiến đấu.

Như vậy, tỷ lệ lực lượng lục, hải, không quân từ 81:10:9 trước đây, nay thành 70:15:15, tạo sự cân bằng hơn giữa 3 quân chủng.

Lực lượng dự bị cũng giảm từ 3,4 triệu xuống còn 1,5 triệu quân, được nâng cấp trang bị vũ khí, tăng cường huấn luyện để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Tỷ lệ sĩ quan so với quân nhân từ 25:75 thành 40:60. Số lượng nữ quân nhân tăng từ 2,7% lên 7%, nữ sĩ quan từ 1,7% lên 5%, tổng số nữ quân nhân gần 39.000 người. Phạm vi chức trách của nữ quân nhân mở rộng hơn, được đảm nhận các nhiệm vụ như điều khiển tàu ngầm, máy bay cảnh báo sớm và máy bay vận tải.

Để nâng cao hiệu quả công tác chỉ huy cũng như khả năng phản ứng nhanh, Hàn Quốc huỷ bỏ 16 cơ cấu ngoài biên chế của Bộ Quốc phòng đã thành lập từ năm 1998, giảm mạnh số lượng công chức quốc phòng từ tỷ lệ 51:49 xuống còn 30:70.

Lục quân điều chỉnh cơ chế chỉ huy 4 cấp “Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân - Tập đoàn quân - Quân đoàn - Sư đoàn”  thành cơ chế chỉ huy 3 cấp “Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân - Bộ Tư lệnh tác chiến mặt đất - Quân đoàn”.

Hải quân giải tán đơn vị tác chiến độc lập trực thuộc Tư lệnh hạm đội, loại bỏ trung đoàn trong cơ chế chỉ huy 4 cấp “Tư lệnh hạm đội - Trung đoàn - Tiểu đoàn- Biên đội”.

Không quân lấy trung đoàn bay chiến đấu làm đơn vị chủ đạo tiến hành tác chiến đường không; trong cơ chế chỉ huy 4 cấp “Trung đoàn bay chiến đấu - Lực lượng chi viện mặt đất - Đại đội bay - Trung đội”, đã bỏ lực lượng chi viện mặt đất.

Nâng cấp, mua mới vũ khí trang bị

Lục quân được trang bị các hệ thống vũ khí tiên tiến như rốc-két nhiều nòng, xe tăng và xe thiết giáp, máy bay trực thăng thế hệ mới. Hiện Hàn Quốc nằm trong số 7 nước có kỹ thuật máy bay trực thăng hiện đại nhất.

Hải quân được trang bị mới: 2 tàu tấn công chở máy bay trực thăng LP-X có lượng giãn nước 19.000 tấn, chở được 700 người, 10 máy bay trực thăng Lynx, 7 xe vận tải thiết giáp thuỷ bộ, 10 xe tăng và 2 tàu đổ bộ; 4 tàu khu trục Aegis KDX-3 lượng giãn nước 7.000 tấn; 6 tàu ngầm U214 nặng 1.800 tấn; 8 máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C; tên lửa chống ngầm tầm xa có tầm phóng 20 km trang bị trên tàu khu trục (trên thế giới chỉ Mỹ, Pháp, Nga có loại tên lửa này).

Không quân, vũ khí mới có: 420 máy bay chiến đấu thế hệ mới KF-16, F-15K, A-50 và 4 máy bay cảnh báo sớm trên không, 3 máy bay vận tải cỡ lớn, 4 máy bay tiếp dầu trên không, 4 máy bay trinh sát không người lái có thời gian bay liên tục 6 tiếng, có thể thăm dò mục tiêu  trong phạm vi 370 km. Đã dành 460 triệu USD để mua vũ khí dẫn đường chính xác tấn công ngoài khu vực và 1.000 đạn tấn công trực tiếp liên quân (JDAM); chi 1,05 tỷ USD mua của Đức 48 tổ hợp tên lửa Patriot-2 nhằm thay thế tên lửa phòng không tầm xa trên cao.

Lục quân Hàn Quốc thành lập thêm bộ tư lệnh tên lửa có nhiệm vụ quản lý lực lượng rốc-két nhiều nòng và pháo tự hành. Từ lực lượng cơ giới và lực lượng thiết giáp đã tái cơ cấu và thành lập sư đoàn bộ binh số hoá được tăng cường pháo binh, tình báo, trinh sát và thông tin, trang bị xe tăng, xe thiết giáp và máy bay trực thăng tiến công.

Hải quân thành lập mới bộ tư lệnh tàu ngầm, nâng trung đoàn không quân của hải quân thành bộ tư lệnh đường không. Đầu tư 800 triệu USD xây dựng căn cứ chiến lược có thể bố trí 7.500 lính ở đảo Saishu; thành lập một hạm đội cơ động chiến lược, đưa phạm vi phòng thủ của hải quân kéo dài đến khu vực phía nam eo biển Mallaca, đảm bảo an ninh cho 4 tuyến thương mại lớn trên biển và khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Hạm đội này gồm 3 trung đoàn hợp thành, mỗi trung đoàn phối thuộc 1 tàu khu trục Aegis KDX-3 loại 7.000 tấn, 1 tàu ngầm KDX-2 loại 4.800 tấn, 1 tàu ngầm U214 nặng 1.800 tấn, 1 tàu tiến công thuỷ bộ  LP-X 13.000 tấn, 1 tàu vận tải 10.000 tấn, 1 tàu chi viện 9.000 tấn và máy bay tuần tiễu chống ngầm, máy bay trực thăng chống ngầm, máy bay trực thăng cứu hộ.

Không quân thành lập: bộ tư lệnh tác chiến miền Bắc; biên đội tiến công gồm máy bay tác chiến điện tử F-15K, A-50 và máy bay tiếp dầu trên không; trung đoàn máy bay chiến lược, đảm nhiệm việc quản lý các vệ tinh trinh sát quân sự và máy bay trinh sát chiến lược; lữ đoàn tiến công chiến lược, quản lý những tên lửa có tầm phóng hơn 100 km. Có phương án sáp nhập trung đoàn bay chiến lược và lữ đoàn tiến công chiến lược thành bộ tư lệnh không quân chiến lược bao gồm cả lực lượng đường không vũ trụ.

Theo đánh giá, so với trước khi thực hiện Đề án, cự ly tiến công của lực lượng cấp quân đoàn lục quân Hàn Quốc đã tăng gấp 2-3 lần, phạm vi tác chiến của sư đoàn tăng gấp 2 lần.

Hải quân, thông qua việc bố trí các hạm tàu cỡ lớn, xa bờ, hình thành cơ cấu tác chiến mặt nước, dưới nước, trên không, thực hiện nhiệm vụ giám sát và tiến công ở các khu vực biên giới trên bán đảo Triều Tiên… có khả năng tác chiến biển xa tương đối mạnh.

Không quân đã mở rộng phạm vi tác chiến tiến công chính xác từ khu vực phía nam cao nguyên Bình Nhưỡng như trước đây, đến cả bán đảo Triều Tiên. Bán kính hoạt động của máy bay chiến đấu F-15K là 1.800 km, khiến không quân Hàn Quốc có khả năng tác chiến trên không trong phạm vi bán kính 3.500 km với trung tâm là Seoul.

Quân đội nhân dân Triều Tiên thành lập ngày 8/2/1948, tiền thân là đội du kích kháng Nhật ra đời từ trước Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 đang đến rất gần; đây là sự kiện quan trọng, là điểm nhấn trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, do đó sẽ mang ý nghĩa to lớn với Việt Nam; hứa hẹn với sự tham gia đông đảo các đoàn đại biểu quốc tế.

Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần 2 năm 2024 vừa công bố danh sách các đơn vị trưng bày tại triển lãm năm nay. Đáng chú ý, trong danh sách này có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc phòng nổi tiếng đến từ các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến.

Mỹ có 15 đơn vị tham gia, trong đó có Boeing, Lockheed Martin...; Pháp có Airbus; Nga có 13 đơn vị tham gia trong đó có Rosoboronexport thuộc Tập đoàn nhà nước Rostec; Trung Quốc có 2 đơn vị; Nhật Bản có 13 đơn vị; Israel có 2 đơn vị trong đó có Israel Aerospace Industries; Singapore có 13 đơn vị; Ấn Độ có 10 đơn vị trong đó có BrahMos Aerospace.

Việt Nam có hơn 70 đơn vị, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); các nhà máy Z111, Z113, Z117, Z129, Z131, Z175, Z176; các công ty thành viên của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, các công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Triển lãm sẽ trưng bày các thiết bị và công nghệ mới nhất bao gồm: hệ thống và thiết bị Phòng không - Không quân; hệ thống và trang thiết bị Hải quân; trang thiết bị Lục quân; hệ thống trang thiết bị an ninh; trang thiết bị thông tin liên lạc. Trong đó, hệ thống và thiết bị Phòng không - Không quân có máy bay phản lực chiến đấu, máy bay trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay không người lái, tên lửa không đối không, tên lửa phòng không, tên lửa phòng không vác vai, tổ hợp pháo, tên lửa phòng không, trang thiết bị phòng không không quân khác.

Hệ thống và trang thiết bị Hải quân có tàu ngầm, tàu chiến, tàu hỗ trợ, thiết bị trinh sát, quan sát ngầm, sonar; ngư lôi, thủy lôi; tên lửa đất đối hải. Trang thiết bị Lục quân có vũ khí; các loại đạn bộ binh, pháo binh, chống tăng…; thiết bị quan sát, ngắm bắn ngày, đêm; pháo mặt đất; pháo tự hành; hệ thống pháo phản lực phóng loạt; pháo cao xạ; tên lửa đất đối đất; tên lửa chống tăng; xe tăng; xe thiết giáp; xe chở quân; xe vận tải quân sự; xe máy, thiết bị công binh.

Hệ thống trang thiết bị an ninh có sinh trắc học; kiểm soát và an ninh biên giới; hệ thống và thiết bị phòng thủ dân sự; hải quan và di trú; chống khủng bố và hệ thống an ninh nhà nước nội bộ; hệ thống, thiết bị và dịch vụ cứu hộ và cứu trợ thảm họa, thiên tai; thực thi pháp luật; vũ khí phi sát thương...

Trang thiết bị thông tin liên lạc là trang thiết bị phòng chống vũ khí hóa học; vũ khí, trang bị cho lực lượng đặc nhiệm; radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực; các thiết bị tác chiến điện tử; robot trinh sát và chiến đấu trên không, mặt đất, mặt nước và dưới nước; các hệ thống C5I; hệ thống tác chiến không gian mạng; trang thiết bị hậu cần, bảo vệ người lính; hệ thống huấn luyện, mô phỏng; các loại trang thiết bị khác phục vụ quốc phòng...

Ban Tổ chức triển lãm cũng công bố danh sách các đoàn khách quốc tế từ 36 quốc gia sẽ tham dự triển lãm: Bộ trưởng, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng các nước, trong đó có ADMM+ (10 nước ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và 8 nước đối tác của ASEAN: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc, Mỹ).

Bên cạnh đó, 8 Bộ trưởng sẽ tham dự gồm: Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Azerbaijan, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, Bộ trưởng Quốc phòng Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Cuba, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan. Về cấp Thứ trưởng, có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Séc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Italia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Venezuela...

Đây là lần thứ 2 Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức triển lãm với mục đích chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất, sử dụng vũ khí trang bị và thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa các nước.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra tại sân bay Gia Lâm (phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) với tổng diện tích hơn 100.000m2; trong đó, diện tích trưng bày trong nhà là 15.000m2, ngoài trời là 20.000m2. Quy mô trưng bày trong nhà tăng gấp đôi so với triển lãm năm 2022. Tại lễ khai mạc, lực lượng Không quân Việt Nam bay chào mừng, đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân khuyển Biên phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam biểu diễn chào mừng.

Kiểm tra công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang đã ghi nhận, đánh giá cao tinh thần quyết tâm của Ban Tổ chức và các cơ quan, đơn vị, lực lượng liên quan đã tích cực, chủ động triển khai công tác chuẩn bị phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Bộ trưởng cũng lưu ý, Ban Tổ chức biên tập lại kịch bản sao cho thể hiện đúng sức mạnh, sự đoàn kết nhất trí của Quân đội; để khẳng định với thế giới, Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất; phát triển lĩnh vực công nghiệp quốc phòng để tự lực, tự cường, tự vệ, lưỡng dụng, hiện đại.

Lãnh đạo Cộng hòa Chile coi việc củng cố lực LLVT của nước này là một yếu tố rất quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, đẩy mạnh và đa dạng hóa quan hệ với các nước khác. Theo quy định của Hiến pháp Chile, Tổng tư lệnh tối cao của LLVT nước này là Tổng thống.

Chile mua vũ khí và trang thiết bị quân sự chủ yếu từ Mỹ và Israel. Ngoài ra, một số thiết bị được mua ở Tây Âu và Brazil. Tỷ lệ thiết bị quân sự cũ trong quân đội Chilê ít hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh.

Lục quân Chile sở hữu một lượng lớn xe tăng hùng mạnh tại Mỹ Latinh. Trong trang bị của lực lượng này có 172 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard- 2A4 và 105 xe tăng Leopard-1A5. Ngoài ra, Lục quân Chile còn có 411 xe chiến đấu bộ binh (266 xe Marders của Đức và 145 chiếc AIFV của Hà Lan), 23 xe chiến đấu trinh sát (15 chiếc VAP của Pháp và 8 M113CR của Mỹ) và có không ít hơn 700 xe bọc thép chở quân, trong đó có 472 xe bọc thép chở quân bánh xích M113A1/2, 205 chiếc Piranha cùng 20 xe Roland của Thụy Sĩ và 21 xe VBCL của Pháp.

Lục quân Chile được trang bị 59 khẩu pháo tự hành, trong đó có 48 pháo tự hành 155mm M109 của Mỹ và 11 pháo tự hành cũ AMX Mk F3 của Pháp có cùng cỡ nòng. Ngoài ra, Lục quân Chile còn sở hữu hệ thống pháo kéo gồm 82 loại, chủ yếu là pháo 105mm M-56 của Ys, 16 pháo 105mm M101A1 của Mỹ, 12 pháo 155mm M-68 và M-71 của Israel. Bên cạnh đó, trong thành phần chiến đấu của Lục quân Chile còn có 900 loại pháo cối với các kích cỡ khác nhau, trong đó có các loại pháo cối tự hành, chủ yếu do Công ty FAMAE của Chile sản xuất. Bên cạnh đó, Lục quân Chile còn có 12 hệ thống pháo phản lực bắn loạt LAR-160 cỡ nòng 160mm và 55 tên lửa chống tăng Spike của Israel.

Lục quân Chile sở hữu một hệ thống phòng không tương đối đa dạng, gồm 2 tổ hợp tên lửa phòng không Krotal của Pháp, 8 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Blowpipe của Anh và 40 tổ hợp phòng không tự hành TSM-20 của Israel (gắn trên khung gầm xe bọc thép chở quân Piranha).

Không quân Chile đảm nhận nhiều nhiệm vụ căn bản, bao gồm giành và duy trì ưu thế trên không; bảo vệ các trung tâm hành chính và chính trị của đất nước, các cơ sở và khu vực quan trọng, cũng như các nhóm binh lính và thiết bị khỏi bị đòn tấn công từ trên không; hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị của Lục quân và Hải quân; tiến hành trinh sát; chuyển binh lính và hàng hóa bằng đường hàng không; thả lính biệt kích từ trên máy bay xuống.

Hệ thống phòng không trên mặt đất của Không quân Chile gồm có 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung NASAMS của Na Uy, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu khí động học ở độ cao thấp và trung bình (0,03-16 km). Ngoài ra, Không quân Chile còn sở hữu 12 tổ hợp tên lửa phòng không Migal của Pháp, 44 tổ hợp pháo phòng không tự hành M163 của Mỹ và 90 pháo kéo, trong đó có 66 pháo kéo M167 của Mỹ và 24 pháo Oerlikon GDF-005 của Thụy Sĩ.

Phi đội tấn công của Không quân Chile gồm các máy bay cường kích hạng nhẹ: 12 chiếc A-29B (EMB-314) của Brazil và khoảng 20 chiếc A-36 (C-101) của Tây Ban Nha.

Lực lượng nòng cốt của Không quân Chile là 46 máy bay tiêm kích đa nhiệm khá hiện đại F-16, 12 máy bay tiêm kích “già nua” F-5 của Mỹ. Trong thành phần Không quân Chile còn có 1 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không trên nền tảng Boeing 707, 5 chiếc máy bay do thám O-2A, 2 máy bay tiếp dầu KC-135E và KS-130R. Đội ngũ máy bay vận tải của Không quân Chile khá đông đảo, chủ yếu là các máy bay do Mỹ sản xuất, trong đó có 5 chiếc C-130, 10 chiếc PA-28, 2 chiếc Boeing-737, 1 chiếc Boeing-767, 4 chiếc Cessna-525, 2 chiếc Gulfstream-4 và Lyrjeta-35A. Dàn máy bay huấn luyện của Không quân Chile gồm có 6 chiếc SR-22T của Mỹ và c 40 chiếc T-35 do chính Chile sản xuất. Không quân Chile cũng sở hữu hơn 40 máy bay trực thăng khác của Mỹ: 18 chiếc UH-1, 17 chiếc Bell-412, 5 Bell-206 và 1 chiếc S-70A.

Hải quân Chile được giao nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường giao thông hàng hải và vùng đặc quyền kinh tế của Chile; đảm bảo sự an toàn cho tàu thuyền đi lại trong vùng eo biển Magellan và Cape Horn; chống lại các nhóm tàu ngầm và tàu mặt nước của địch; hỗ trợ cho lực lượng bộ binh trong vùng ven biển; thực hiện các chiến dịch đổ bộ.

Hải quân Chile sở hữu 4 tàu ngầm, trong đó có 2 tàu ngầm Skorpen và 2 tàu khá hiện đại Thompson. Lực lượng tàu mặt nước gồm có 3 tàu hộ tống Almirante Cochrane, 2 chiếc Almirante Riveros, 2 chiếc Captain Prat và 1 chiếc Williams. Ngoài ra, Hải quân Chile còn sở hữu khá nhiều tàu tuần tra: 6 chiếc Ortiz, 4 chiếc Piloto Pardo, 8 chiếc Grumeti Diaz và có đến 100 tàu làm nhiệm vụ phòng vệ bờ biển.

Chile là quốc gia số một thế giới về sản xuất đồng. Các mỏ đồng lớn nhất đều được xác nhận ở Chile (chiếm khoảng 20% ​​trữ lượng của thế giới). Không có gì đáng ngạc nhiên khi quốc gia này trích một phần thu nhập từ việc bán đồng cho việc xây dựng LLVT. Phó giám đốc Viện Chính trị và Phân tích quân sự Alexander Khramchikhin nhận định, nhờ có doanh thu đáng kể từ xuất khẩu đồng, Chile đã xây dựng được một LLVT tinh gọn và được trang bị đầy đủ vũ khí.