Dạy bé tập nói các con vật như thế nào? Trung bình ở giai đoạn 12 tháng tuổi trẻ đã có thể phát âm một số từ đơn giản như “ba”, “mẹ”. Để phát triển và kích thích bé nói chuyện, phụ huynh thường dạy bé tên các con vật quen thuộc như chó, mèo, bò, chim, cá,… Vậy dạy bé nói tên các con vật thế nào cho chuẩn? Cùng tham khảo bài viết sau đến từ K&K Baby nhé!

Hãy kiên nhẫn với phát âm của bé

Bé cần thời gian khi học một từ ngữ nào, tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ dễ phát âm với những dấu câu và kết hợp nguyên âm tương đối phức tạp. Hãy kiên nhẫn với khả năng phát âm của bé và biết rằng bé luôn cố gắng để nói thật chuẩn theo lời ba mẹ dạy.

Hi vọng những thông tin trong bài viết “Cách dạy bé tập nói các con vật siêu chuẩn” đến từ K&K Baby hữu ích dành cho ba mẹ!

Đừng quên follow Fanpage K&K Baby để cập nhật những nội dung và sản phẩm sớm nhất nhé!

Dạy bé 1 tuổi tập nói như thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đối với các ông bố bà mẹ thì từng giai đoạn phát triển của bé luôn là điều quan trọng. Hạnh phúc lớn lao trong quá trình nuôi dạy con là được nghe tiếng gọi đầu tên của bé dù chỉ đơn giản là tiếng bập bẹ. Vậy cách dạy bé 1 tuổi tập nói như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây!

Trẻ mấy tháng biết nói? Thông thường, bé sẽ tập cách nói chuyện trong 2 năm đầu tiên, tuy nhiên phải mất một thời gian dài, trẻ mới có thể thốt ra từ ngữ đầu tiên. Bởi chúng phải học các quy tắc ngôn ngữ cũng như cách sử dụng qua việc quan sát và lắng nghe người lớn đối thoại với nhau.

Quá trình tập nói của bé sẽ bắt đầu từ những âm thanh ê, a, sau đó sẽ bập bẹ thành chữ. Từ lúc này, bé bắt đầu nói nhiều hơn, quan sát và bắt chước âm thanh lắng nghe được từ những người xung quanh. Có rất nhiều trường hợp trẻ biết nói từ 2 - 4 từ khi chỉ mới 18 - 24 tháng tuổi.

Sửa lại lời của bé khi bé nói sai

Đừng bao giờ hy vọng trong quá trình dạy bé 1 tuổi tập nói thì con có thể nói đúng, nhất là khi bé đang tập nói. Khi trẻ nói sai phụ huynh nên sửa lại thay vì bực tức quát mắng con vì như thế sẽ khiến con sợ hãi và không dám nói nữa.

Bài viết trên đã hướng dẫn các bậc cha mẹ cách dạy bé 1 tuổi tập nói đầy đủ và chi tiết. Hy vọng các thông tin chia sẻ này sẽ bổ ích và giúp các bạn hiểu thêm về cách dạy con 1 tuổi nhé.

Từ 7 tháng tuổi, trẻ đã có thể bập bẹ một số từ đơn giản. Từ 12 - 15 tháng tuổi, trẻ đã có thể nói được từ đôi có nghĩa. Có những bé nhanh biết nói 15 tháng đã có thể nói một câu ngắn 3 - 4 chữ. Tuy nhiên, cũng có trẻ dù đã 2 - 3 tuổi nhưng con vẫn chưa biết nói, nói ngọng, lười nói khiến các bậc cha mẹ “đứng ngồi không yên”. Trong trường hợp này, bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn tìm ra nguyên nhân và biết cách dạy bé nhanh biết nói hiệu quả.

Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ

Hãy nói chuyện nhẹ nhàng và lịch sự khi dạy bé 1 tuổi tập nói, do đây là giai đoạn con phát triển nhanh nên có khả năng bắt chước tốt, con có thể học theo lời nói của bố mẹ. Cho nên nếu bố mẹ giao tiếp với nhau gắt gỏng và dùng từ ngữ thiếu văn minh sẽ khiến con học và nói theo. Từ đó không chỉ ảnh hưởng đến cách giao tiếp của trẻ mà còn làm thay đổi cả tư duy và hành xử của bé trong tương lai.

Cho bé cơ hội gần gũi với động vật và thiên nhiên

Sẽ thật tốt nếu bạn dắt bé đi sở thú vào một dịp cuối tuần để mở rộng vốn từ cho bé, hãy dạy bé biết yêu thương động vật và tầm quan trọng của thiên nhiên.

Tuy nhiên ba mẹ cần bảo vệ bé trước lông động vật có thể gây dị ứng hoặc các bệnh về đường hô hấp cho trẻ.

Hãy bắt đầu với những con vật quen thuộc

Thực tế dạy bé tập nói các con vật không phải là công việc ưu tiên quá sớm, phụ huynh hãy gần gũi và tập cho bé gọi những tiếng “ba”, “mẹ” hay người thân thuộc trước và lồng ghép việc dạy tên các con vật khi có cơ hội. Khi đó, hãy bắt đầu với những con vật quen thuộc và tên gọi có một âm tiết như: Chó (Dog), Mèo (Cat), Fish (Cá), Chim (Bird), Bò (Cow),…

Bởi khả năng phát âm của bé chưa hoàn chỉnh nên khi dạy bé nói các con vật có tên từ 2 âm tiết trở lên hoặc có dấu hỏi, ngã, hoặc những con vật không thực sự quen thuộc (hà mã, muỗi, sư tử, hươu cao cổ,…) từ quá sớm sẽ không thật sự hữu ích cho bé.

Áp dụng những phương pháp học thú vị

Sẽ thật tốt nếu nhà bạn có nuôi thú cưng trong quá trình dạy bé tập nói các con vật. Một chú chó, một chú mèo hoặc một hồ cá nhỏ sẽ trở thành người bạn, đồng thời là động lực để bé thực hành gọi tên.

Về phương pháp dạy bé tập nói các con vật, ba mẹ hãy sử dụng tranh ảnh, sách ảnh, video, hình ảnh trên thiết bị điện tử hiển thị các con vật. Không chỉ hình ảnh, các phương tiện hiện đại còn có thể cho bé biết được tiếng kêu của các loài động vật, các giống khác nhau trong cùng một loại, đặc trưng của từng loài. Khi đó chắc chắn bé sẽ hứng thú và tiếp thu nhanh hơn.

Lưu ý, do bé còn nhỏ, khi ba mẹ sử dụng video, hình ảnh từ thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi, hãy kiểm soát nội dung hiển thị cho bé xem, tránh những hình ảnh máu me khi đấu tranh sinh tồn của các động vật hoang dã.

Tham khảo: Hướng dẫn cách dạy bé học chữ cái đơn giản

Để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử

Muốn dạy bé tập nói hiệu quả, trước hết bạn cần để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử. Các thiết bị điện tử khiến trẻ hình thành thói quen giao tiếp 1 chiều, tức là chỉ nghe chứ không nói. Nếu sử dụng chúng quá nhiều và lâu ngày có thể khiến trẻ lười nói. Trẻ 2 - 5 tuổi không nên xem tivi quá 1 tiếng mỗi ngày. Nhưng với những trẻ đang trong tình trạng chậm nói, tốt nhất, bạn nên để trẻ tránh xa những thiết bị này.

Bé chậm nói nguyên nhân do đâu?

Những người thân gần gũi nhất và hàng ngày vẫn chăm sóc trẻ đóng vai trò rất quan trọng với quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Quá trình trẻ nghe và sao chép, học hỏi ngôn ngữ từ những người xung quanh gọi là quá trình trẻ “thụ đắc ngôn ngữ”. Vì vậy, những người xung quanh ít nói chuyện, ít tương tác với trẻ, không dạy trẻ tập nói thì khả năng cao trẻ sẽ chậm nói.

Một hình ảnh khá thường gặp hiện nay là trẻ em thường được cho xem điện thoại, tivi, ipad quá nhiều. Khi trẻ bị thu hút bởi hình video hấp dẫn, trẻ sẽ không có nhu cầu tương tác với thế giới xung quanh. Hậu quả là người chăm sóc trẻ sẽ nhàn hơn, cha mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và làm việc riêng hơn nhưng trẻ cũng sẽ chậm nói hơn.

Ngoài ra, chậm nói cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều rối loạn phát triển ở trẻ. Đó có thể là các vấn đề về não bộ ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng vận động và ngôn ngữ của trẻ. Đó có thể là những vấn đề ở dây thanh quản khiến trẻ khó khăn trong việc phát âm. Đó cũng có thể là tình trạng trẻ bị suy giảm thính lực, hạn chế về khả năng nghe khiến trẻ không thể học ngôn ngữ như những trẻ bình thường và dẫn đến chậm nói.

Các bác sĩ cũng đề cập đến các vấn đề về tâm lý, tâm thần như một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Những trẻ này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến chậm phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác xã hội lâu dài.