HGTV – Thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng phê duyệt ngày 03/6/2020 tỉnh Hậu Giang  đạt được những kết quả rõ nét. Năm 2021 Tỉnh xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố về chỉ số chuyển đổi số trên cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2020 và đứng vị trí thứ 2 của ĐBSCL. Bước chuyển biến tạo sự thích ứng nhanh trong quản lý, điều hành của chính quyền ngày càng hiệu quả.

Tầm quan trọng chuyển đổi số với giáo viên

Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất. Lợi ích của chuyển đổi số đang đóng vai trò ngày càng quan trọng và tích cực trong môi trường giáo dục, giúp cho việc truyền tải kiến thức của giáo viên và việc phát triển khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về không gian và thời gian.

Lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục

- Theo dõi hiệu quả kết quả học tập của học sinh, sinh viên

Với việc lưu lại thông tin về kết quả làm việc của học sinh, sinh viên, công nghệ đóng vai trò quan trọng cho phép giáo viên và phụ huynh theo dõi sự tiến bộ của con em mình. Chẳng hạn, giáo viên và phụ huynh có thể so sánh sự khác biệt về kết quả học tập, làm việc thực tế của các học sinh, sinh viên qua từng thời điểm với những dữ liệu được hệ thống kĩ thuật số ghi chép được, từ đó có cái nhìn chi tiết hơn về những học sinh, sinh viên nào đã gặt hái được thành công và những em nào cần sự quan tâm, chú ý hơn từ thầy cô, cha mẹ.

- Cải thiện kết quả học tập của học sinh, sinh viên thông qua phân tích dữ liệu

Các trường có thể sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi và cải thiện kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Thông qua các thông tin thu thập được nhờ sử dụng các công cụ công nghệ, các nhà trường có thể hiểu rõ nhu cầu của từng học sinh, sinh viên là gì. Chẳng hạn, càng hiểu rõ lý do vì sao một sinh viên nào đó phải nghỉ một học kỳ, nhà trường lại càng có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ các em.

Học tập trên các nền tảng kỹ thuật số buộc người dạy và người học phải có sự cộng tác. Các giáo viên có thể tạo và quản lý các nhóm học sinh, sinh viên trên các nền tảng học tập trực tuyến. Việc cùng hợp tác nghiên cứu, viết các bài báo khoa học hay các bài thuyết trình trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các nền tảng sáng tạo, cộng tác trực tuyến như Google Docs, Twiddla, Edmodo, v.v… Những công cụ tương tác này hiện đã được ứng dụng và sử dụng tại nhiều trường.

- Các chương trình đào tạo tập trung vào tương lai

Các nhà trường cần đưa vào chương trình học những nội dung có tiềm năng hoặc đang là xu hướng phát triển của công nghệ thế giới. Robot, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá… những lĩnh vực này không còn chỉ là câu chuyện của những bộ phim khoa học viễn tưởng. Đã có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng lực lượng lao động đang thay đổi và tiếp tục mở rộng nhanh chóng trong tương lai, nhưng nhiều nhà trường hiện vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để giáo dục cho học sinh, sinh viên về vấn đề này. Không cần mất đến vài năm để tạo ra một chương trình học mới hay nâng cấp các chương trình học hiện có. Chúng ta cần tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên được tiếp cận với những nội dung học tập phù hợp và thường xuyên được cập nhật.

- Tăng cường phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên

Các nghiên cứu đã chỉ rằng trẻ em thể hiện bản thân tốt hơn ở nhà trường và có sức khoẻ tổng thể tốt hơn khi bố mẹ các em trực tiếp tham gia và đóng góp vào sự thành công trong học tập của con. Các phần mềm tự động hoá cung cấp các thông tin về tiến độ học tập của học sinh và chuyển lại các thông tin này cho phụ huynh, đồng thời gửi thông báo yêu cầu phụ huynh nộp các loại phí đúng hạn.

Với sự tham gia của công nghệ, phụ huynh cũng có thể yên tâm hơn về sự an toàn của con em mình bởi trong những trường hợp phụ huynh không thể theo dõi được, thông tin về vị trí của xe buýt đưa đón học sinh vẫn được cập nhật liên tục trên hệ thống từ bất kỳ nơi đâu. Hãy tưởng tượng nếu phần mềm có thể cung cấp một giải pháp hướng nghiệp hiệu quả thông qua việc đưa ra gợi ý về các lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên dựa trên những số liệu thống kê đã được xử lý và tính toán, dựa trên năng lực học tập và điểm yếu của từng học sinh, sinh viên.

Công nghệ số hoá giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian của mọi người trên thế giới, trong một thời đại mà thời gian là tiền bạc. Đào tạo trên nền tảng số là “cứu cánh” của những học sinh, sinh viên sống tại những khu vực xa xôi nhất của đất nước. Hiện nay, đã có những nền tảng cho phép học sinh, sinh viên chỉ cần đăng nhập vào một trang web là đã có thể bắt đầu bài học của mình, mà không cần phải dành hàng giờ trên đường để đến địa điểm học tập.

Trên đây là Đáp án thi Chuyển đổi số cơ bản dành cho giáo viên được đồng nghiệp chia sẻ sau khi hoàn thành khóa học bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số. Thầy cô tham khảo để tiết kiệm thời gian ôn tập trọng tâm và đạt kết quả cao với bài kiểm tra tập huấn chương trình bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm: Gợi ý đáp án Module 15: "Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông" gồm nhiều câu hỏi thảo luận và thực hành, cụ thể:

Câu 1: Phân tích vai trò của CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Câu 2: Nêu các xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc chuyển đổi số trong giáo dục

Câu 3: Trình bày những định hướng yêu cầu của việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Các câu hỏi và đáp án Chuyển đổi số trong dạy học vẫn đang được HoaTieu.vn cập nhật liên tục. Bạn đọc nhớ theo dõi thường xuyên để không bỏ lỡ tài liệu hữu ích mới nhất nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đáp án chương trình Chuyển đổi số

Quyết định nào của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030?

Trước khi ra đời Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam có bao nhiêu năm thực hiện tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông tin?

03 trụ cột của chuyển đổi số quốc gia được xác định là?

A. Chính phủ số, hạ tầng số, nhận thức số.

B.  Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

C. Thể chế số, kinh tế số, công dân số.

D. Chính quyền số, kinh tế số, hạ tầng số.

Chuyển đổi số có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với Việt Nam?

A. Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.

B. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập

C. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

Năm 2023 là năm thứ bao nhiêu thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia?