Hidro Là Chất Gì
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
a. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua rất nhiều những trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt ché, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.
a. Tính quyền lực của pháp luật (tính nhà nước, tính cưỡng chế)
Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Nói một cách khác, pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà nước chứ không thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm loàn xã hội. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người. Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật. Các loại quy tắc xử sự khác chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp, dưới những phương thức “nhẹ nhàng” hơn và được bảo đảm bằng dư luận xã hội, chứ không phải bằng quyền lực nhà nước như đối với pháp luật (trừ những trường hợp đặc biệt được nhà nước quan tâm).
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự đó là những khuôn mẫu, những mực thước được xác định cụ thể, không trừu tượng, chung chung. Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người (chủ thể) có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép. Vượt quá giới hạn đó là trái luật. Giới hạn đó được xác định ở nhiều khía cạnh khác nhau như cho phép, cấm đoán, bắt buộc… Về nguyên tắc, pháp luật phải cụ thể, khuôn phép, mực thước, không thể lạm dụng hoặc tùy tiện. Vì vậy, nói đến pháp luật suy cho cùng là phải xét đến các quy phạm cụ thể. Nếu không có quy phạm pháp luật được đặt ra thì cũng không thể quy kết một hành vi nào là vi phạm, là trái pháp luật. Những nguyên tắc: “Mọi người được làm tất cả mọi việc trừ những điều mà pháp luật nghiêm cấm”, “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được hình thành là dựa trên cơ sở của đặc trưng về tính quy phạm của pháp luật. Chính đặc trưng cơ bản này đã làm cho pháp luật ngày càng có “tính trội”, hơn hẳn đối với các loại quy phạm xã hội trong xã hội văn minh, hiện đại.
Pháp luật bao giờ cũng là hiện tượng ý chí, không phải là kết quả của sự tự phát hay cảm tính. Xét về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp, lực lượng cầm quyền. Y chí đó thể hiện rõ ở mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế đời sống xã hội.
Trên thực tế chỉ có lực lượng nào nắm được nhà nước mới có khả năng thể hiện ý chí và lợi ích của mình một cách tối đa trong pháp luật. Một khi ý chí và lợi ích đã được hợp pháp hóa thành pháp luật thì nó được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Vì vậy mọi quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật đều được diễn ra dưới những hình thức cụ thể, theo những nguyên tắc và thủ tục chặt chẽ. Đó là kết quả của sự tư duy chủ động, tự giác của những nhà tư tưởng, những nhà chức trách. Điều này cũng cho thấy rõ sự khác biệt giữa pháp luật với các hệ thống quy phạm khác.
Mặc dù pháp luật có tính nhà nước, tính ý chí, nhưng tính xã hội vẫn là một đặc trưng cơ bản không thể coi nhẹ. Như đã phân tích trong mục 1 , muốn cho pháp luật phát huy được hiệu lực thì nó phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội Ơ thời điểm tồn tại của nó, nghĩa là pháp luật phải phản ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các mối quan hệ xã hội, pháp luật chỉ có khả năng mô hình hóa những nhu cầu xã hội khách quan đã mang tính điển hình, phổ biến và thông qua đó để tác động tới các quan hệ xã hội khác hướng các quan hệ đó phát triển theo hướng đã được nhà nước xác định. Như vậy ở đặc trưng này nét khác biệt của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở tính toàn diện và tính điển hình (phổ biến) của các mối quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
Xem xét những đặc trưng cơ bản nói trên của pháp luật càng cho thấy rõ bản chất và sự khác biệt giữa pháp luật với các hiện tượng khác. Cả bốn đặc trưng cơ bản đó đều có ý nghĩa quan trọng và nằm trong mối quan hệ bản chất với nhau, không thể chỉ chú trọng điểm này mà coi nhẹ điểm kia.
Tuy nhiên, những đặc trưng đã nêu chỉ là những đặc trưng cơ bản, bên cạnh chúng còn có những đặc trưng khác. Tùy thuộc vào yêu cầu xem xét kỹ về một kiểu pháp luật, một hệ thống pháp luật điển hình của một khu vực hoặc một quốc gia nhất định, chúng ta sẽ đề cập một cách cụ thể hơn. Ví dụ: tính khái quát và cụ thể, thành văn và không thành văn, tính nghiêm khắc và nhân đạo…
Pháp luật có 03 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:
c. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức
Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định, nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Link bài viết: https://havip.com.vn/ban-chat-cua-phap-luat-la-gi/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/
a. Pháp luật mang tính giai cấp
Học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật lần đầu tiên trong lịch sử, đã giải thích một cách đúng đắn khoa học về bản chất của pháp luật và những mối quan hệ của nó với các hiện tượng khác trong xã hội có giai cấp. Theo học thuyết Mác-Lênin, pháp luật chỉ phát sinh tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. C.Mác và Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước, ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, vì vậy pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc đối với mọi người.
Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm khác nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn bộ xã hội.
Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tư” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến, cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nhân dân lao động. Trong pháp luật tư sản bản chất giai cấp được thể hiện một cách thận trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quy định về mặt pháp lý những quyền tự do, dân chủ… nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được bảo đảm.
Pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn mang tính chất xã hội. Nghĩa là, ở mức độ ít hay nhiều (tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội. Ví dụ: Pháp luật tư sản Ơ giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Trong quá trình phát triển tiếp theo, tùy theo tình hình cụ thể, giai cấp tư sản đã điều chỉnh mức độ thể hiện đó theo ý chí của mình để pháp luật có thể “thích ứng” với điều kiện và bối cảnh xã hội cụ thể. Đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng vậy, bên cạnh việc pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ (mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển), cũng phải tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác.
Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.
Tuy nhiên mức độ đậm, nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.
Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể.hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để giải thích rõ bản chất của pháp luật còn cần thiết phải phân tích các mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị. đạo đức và nhà nước.
Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối. Một mặt, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế. Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế – xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật. Sự thay đổi của chế độ kinh tế – xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Pháp luật luôn luôn phan ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Mặt khác, pháp luật có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế. Sự tác động đó có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực. Khi nào pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác dụng tích cực. Ngược lại, khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, muốn dùng pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế đã lạc hậu không còn phù hợp nữa, thì pháp luật mang nội dung lạc hậu và có tác dụng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội. Chẳng hạn, pháp luật tư sản ở thời kỳ đầu, sau thắng lợi của cách mạng tư sản đã thể hiện rõ nội dung tiến bộ so với pháp luật phong kiến và có tác dụng tích cực góp phần xóa bỏ những quan hệ kinh tế – xã hội phong kiến lạc hậu, củng cố và thúc đẩy sự phát triển những quan hệ kinh tế – xã hội tiến bộ mới hình thành trong xã hội tư sản chủ nghĩa. Nhưng đến thời kỳ đế quốc chủ nghĩa nó đã có nhiều thay đổi và có những tác động tiêu cực đến các quá trình kinh tế, chính trị và xã hội, gây ra sự phản ứng mạnh mẽ, đe dọa “trật tự” của xã hội tư bản. Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà nước tư sản đã nhiều lần phải điều chỉnh, phải thay đổi đường lối để bảo đảm cho pháp luật có thể thích ứng với tình hình. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phản ánh đúng đắn trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cho nên, pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung tiến bộ và giữ vai trò tích cực trong việc tác động tới quá trình phát triển của kinh tế xã hội.
Trong mối quan hệ với chính trị, pháp luật là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị. Đường lối chính sách của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chỉ đạo đối với pháp luật. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, vì vậy đường lối chính trị thể hiện trước hết ở các chính sách kinh tế. Các chính sách đó được cụ thể hóa trong pháp luật thành những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội. Mặt khác, chính trị còn là sự thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp và các lực lượng khác nhau trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, pháp luật không chỉ phản ánh các chính sách kinh tế mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp, phản ánh đối sánh giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp. Chẳng hạn, dưới áp lực đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ khác, giai cấp tư sản buộc phải ghi nhận về mặt pháp lý một số quyền thể hiện lợi ích của nhân dân lao động như quyền bầu cử, quyền học tập, nghỉ ngơi …
Pháp luật còn có mối quan hệ với đạo đức. Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của con người (một cộng đồng người, một giai cấp), về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Những quan niệm, quan điểm này rất khác nhau, do những điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định. Trên cơ sở những quan niệm, quan điểm đó, một hệ thống quy tắc ứng xử của con người được hình thành. Đạo đức một khi đã trở thành niềm tin nội tâm thì chúng sẽ là cơ sở cho hành vi của con người. Mỗi lực lượng xã hội, hoặc một cộng đồng người đều có những quan niệm và quan điểm riêng của mình. Cho nên các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hội cũng rất nhiều loại. Chúng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Lực lượng thống trị (lực lượng nắm quyền lực) do có ưu thế đặc biệt nên có điều kiện để thể hiện những quan niệm, quan điểm của mình thành pháp luật. Vì vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của lực lượng cầm quyền. Tuy nhiên, do có sự tác động qua lại của nhiều loại đạo đức trong xã hội, pháp luật không thể không phản ánh các quan điểm, quan niệm, lợi ích của các lực lượng khác nhau trong xã hội. Trong khi xây dựng và thực hiện pháp luật, các lực lượng cầm quyền đều phải tính đến yếu tố đạo đức xã hội để tạo cho pháp luật một khả năng “thích ứng”, làm cho nó “tựa hồ” như thể hiện ý chí của mọi tầng lớp xã hội.
Pháp luật chịu sự tác động của đạo đức và các quy phạm xã hội khác nhưng pháp luật có tác động rất mạnh mẽ tới các hiện tượng đó và thậm chí trong một chừng mực nhất định, nó còn có khả năng cải tạo các quy phạm đạo đức và các quy phạm xã hội khác.
Pháp luật và nhà nước, hai thành tố của thượng tầng chính trị – pháp lý, luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời nhau. Cả hai hiện tượng pháp luật và nhà nước đều có chung nguồn gốc cùng phát sinh và phát triển. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở của pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, luôn phản ánh những quan điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai nhanh, rộng trên quy mô toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực thiếu pháp luật; và ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước. Vì vậy không thể nói pháp luật đứng trên nhà nước hay nhà nước đứng trên pháp luật. Đồng thời khi xem xét các vấn đề nhà nước và pháp luật, phải đặt chúng trong mối quan hệ qua lại với nhau.
Khi xem xét mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước phải xét đến một khía cạnh thứ hai, đó là cần xuất phát từ tính chất đặc thù về giá trị xã hội của mỗi hiện tượng để luận giải. Pháp luật mặc dù do nhà nước ban hành, những khi đã được công bố thì nó trở thành một hiện tượng có sức mạnh công khai, bắt buộc đối với mọi chủ thể, trong đó có nhà nước. Nhà nước nói chung và mỗi cơ quan của nó nói riêng đều phải tôn trọng pháp luật, không thể coi nhẹ, càng không thể chà đạp lên nó. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật, nhưng pháp luật bên cạnh việc thể hiện bản chất giai cấp, còn phản ánh những nhu cầu khách quan, phổ biến của các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, nhà nước cũng không thể ban bố pháp luật một cách chủ quan, duy ý chí, không tính đến những nhu cầu và tâm lý xã hội. Khi pháp luật (thường là một bộ phận của nó) không còn phù hợp với thực tiễn nữa thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ để ban hành pháp luật mới.