Y học cổ truyền không mấy phổ biến với những lớp bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng ngành y học này đang dần đóng một vai trò quan trọng trong nền y học nước nhà. Có rất nhiều kiến thức thú vị mà có thể bạn chưa biết về ngành y học cổ truyền đấy!

Cách chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền

Nếu như ngành y học phương Tây sở hữu rất nhiều phương pháp áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân thì nền y học cổ truyền chỉ chẩn đoán bệnh dựa trên bốn phương pháp ngoại quan được gọi là tứ chẩn.

Phương pháp vọng chẩn dựa trên các thông tin về điều kiện sống cũng như hoàn cảnh và các dấu hiệu biểu hiện trên cơ thể bệnh nhân để xác định bệnh. Y học cổ truyền chú trọng việc quan sát các biểu hiện bệnh tật phản ánh ra bên ngoài cơ thể ở các bộ phận tiêu biểu như mắt, lưỡi, họng,... Theo như nền y học này, các bộ phận này đều có mối liên hệ nhất định với các bộ phận phủ tạng nằm sâu bên trong cơ thể.

Cũng tương tự như vọng chẩn, các bác sĩ y học cổ truyền sẽ lắng nghe kỹ thông tin từ người bệnh và quan tâm đến các biểu hiện thuộc về tính chất âm thanh như tiếng thở, tiếng ho khan ho có đờm, rên,... từ các bệnh nhân.

Các thói quen sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày cùng chế độ dinh dưỡng và tâm sinh lý sẽ được các bác sĩ ghi nhận để chẩn đoán bệnh và được gọi là phương pháp vấn chẩn. Từ các thông tin được cung cấp, các bác sĩ có thể biết được tiến triển của căn bệnh cũng như thời gian khởi phát để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Với thiết chẩn, các bác sĩ sẽ trực tiếp sờ, nắn lên các vị trí như tay, chân, bụng và mạch hoặc sử dụng một số dụng cụ đi kèm để khám bệnh. Việc xem mạch sẽ giúp họ biết được hiện trạng suy yếu của các tạng phủ và vị trí nông sâu hay tính chất về hàn nhiệt của căn bệnh.

ĐIỀU THÚ VỊ VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN

1. Trẻ em ở Nhật làm vệ sinh trường học 45 phút/ mỗi ngày cùng giáo viên, điều này mở ra một thế hệ người Nhật khiêm tốn và ưa thích sự sạch sẽ.

2. Bất cứ công dân Nhật nào có nuôi chó thì phải mang theo túi đựng và túi đặc biệt để hốt phân chó khi chúng ị ra trên đường. Họ giải quyết chuyện đó rất vệ sinh và quyết liệt.

3. Bạn có biết rằng những người lao công (công nhân vệ sinh) ở Nhật được gọi là “Kỹ Sư Sức Khỏe”; họ có thể yêu cầu một mức lương từ 5.000 tới 8.000 Đô la Mỹ mỗi tháng. Và một người lao công cũng phải trải qua các bài kiểm tra miệng và kiểm tra viết.

4. Nước Nhật không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, họ phải chịu đựng hàng trăm trận động đất mỗi năm, nhưng những điều đó cũng không ngăn cản Nhật trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới trong nhiều năm liền.

5. Bạn có biết rằng thành phố Hiroshima chỉ cần 10 năm đã trở lại thời phát triển kinh tế đầy sôi động của mình sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử của Mỹ.

6. Nhật ngăn cấm việc nói chuyện điện thoại trên các tàu điện và xe bus. Ngồi trong tàu điện hay xe bus ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh y như trong 1 thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc, nhắn tin, làm việc, ngủ gật… nhưng không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói chuyện cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.

7. Học sinh Nhật Bản từ năm đầu cho tới năm thứ 6 tiểu học phải học về những nguyên tắc xử thế (tạm gọi là đạo đức học thiết thực) để giao tiếp với những người xung quanh.

8. Người Nhật tuy là dân tộc giàu có hàng nhất nhì thế giới, họ cũng không có người giúp việc (osin). Trong gia đình, cha mẹ chịu trách nhiệm chăm lo nhà cửa và con cái.

9. Bất cứ kỳ thi nào từ lớp 1 cho tới lớp 3 ở cấp tiểu học; bởi vì mục tiêu của giáo dục là truyền đạt các khái niệm và xây dựng nhân cách, không phải là thi thố và nhồi sọ.

10. Nếu bạn đến một nhà hàng ăn món tự chọn tự phục vụ (buffet) ở Nhật, bạn sẽ thấy người ta chỉ ăn vùa đủ mà không lãng phí. Không có thức ăn thừa.

11. Tỷ lệ tàu lửa hay tàu điện đến trễ ở Nhật chỉ khoảng 7 giây mỗi năm! Người Nhật trân trọng giá trị thời gian, đến từng phút từng giây.

12. Trẻ em từ khi học mẫu giáo đã tự làm sạch răng và chải răng sau mỗi bữa ăn ở trường; chúng duy trì việc tự chăm sóc sức khỏe ngay từ thuở nhỏ.

13. Sinh viên/học sinh Nhật dành ra khoảng nửa tiếng để ăn một bữa, để đảm bảo cho việc ăn chậm và tiêu hóa tốt. Khi được hỏi về vấn đề này, người Nhật nói: Vì những sinh viên/học sinh đó là tương lai của nước Nhật!

Phương pháp điều trị của y học cổ truyền

Sau đây là một số phương pháp điều trị tiêu biểu của ngành y học cổ truyền còn được ứng dụng rộng rãi trong ngày nay:

Nhiều nghiên cứu đưa ra rằng phương pháp chữa trị bệnh của y học cổ truyền rất đảm bảo về tính an toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thời gian để chúng phát huy tác dụng là tương đối lâu nên không có khả năng điều trị một số căn bệnh. Vậy nên bạn cần cân nhắc và hết sức lưu ý trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh của ngành y học cổ truyền.