LC là gì trong xuất nhập khẩu? LC là hình thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Hình thức thanh toán rất quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế. Chọn hình thức thanh toán phù hợp sẽ góp phần quản lý dòng tiền và hàng hóa dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp tránh vướng vào những tranh chấp không đáng có. Thanh toán LC có những đặc điểm gì ưu việt để trở thành phương thức thanh toán được ưa chuộng nhất?

Nguồn vốn đảm bảo thanh toán LC

Trong hợp đồng, khách hàng cần xác định nguồn vốn để thanh toán L/C và yêu cầu ngân hàng mở L/C theo những trường hợp sau:

Khách hàng phải điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn yêu cầu mở L/C.

Lưu ý: LC được mở theo yêu cầu của người nhập khẩu, vì vậy cần kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng để không có mâu thuẫn.

Các giấy tờ trên phải nộp bản photo có đóng dấu của doanh nghiệp, và bản gốc nếu yêu cầu. Còn đối với các giấy tờ sau, bắt buộc phải nộp bản gốc:

Phân biệt các loại thư tín dụng (L/C)

Dưới đây là một số loại Thư tín dụng phổ biến được sử dụng trong giao dịch kinh doanh hiện nay:

Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C): Loại L/C này có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi các điều kiện và điều khoản bởi người mở thư tín dụng (bên mở L/C) mà không cần sự đồng ý của người được thụ hưởng (bên nhận L/C).

Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Đây là loại L/C mà người mở thư tín dụng không thể hủy bỏ hoặc thay đổi các điều kiện và điều khoản mà không có sự đồng ý của người được thụ hưởng. Loại L/C này tạo ra một cam kết nghiêm ngặt và đáng tin cậy về thanh toán và giao hàng.

Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C): Trong trường hợp này, một ngân hàng thứ ba (ngân hàng xác nhận) cam kết bảo đảm thanh toán cho người được thụ hưởng (bên nhận L/C) nếu bên mở L/C không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Điều này tăng cường tính tin cậy cho người bên nhận L/C, đặc biệt là khi bên mở L/C được xem là không đáng tin cậy hoặc khi các quy định pháp lý của quốc gia của bên mở L/C không đảm bảo.

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Loại L/C này cho phép bên nhận L/C chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền lợi từ L/C của mình cho một bên thứ ba (nhà cung cấp hoặc bên mua) dưới điều kiện cụ thể.

Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C): Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu (người nhận L/C) dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Loại L/C này cho phép việc tái sử dụng L/C sau khi đã thanh toán một lô hàng hợp đồng. Điều này tiện lợi cho các giao dịch mua bán liên tục giữa các bên trong một khoảng thời gian nhất định.

Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Loại L/C này được sử dụng như một cam kết thanh toán dự phòng khi người mua không thể hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Đây là sự giao kết của hai L/C đồng thời, mỗi L/C theo sau L/C kia và đảm bảo thanh toán giữa hai bên được điều chỉnh.

Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Loại L/C này cho phép bên nhận L/C (nhà xuất khẩu) có thể nhận được một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C trước khi chứng từ tài liệu cần thiết hoàn thành.

- Tên địa chỉ của người thụ hưởng

Số tiền ghi trên LC phải được thể hiện thống nhất giữa phần ghi bằng số và bằng chữ (hoặc có thể chỉ cần ghi số tiền bằng số). Trong đó, đồng tiền thanh toán phải được thể hiện rõ ràng.

Cách ghi số tiền trên thư tín dụng tốt nhất là thể hiện giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được.

Những từ như “độ khoảng”, “khoảng chừng” và những từ ngữ tương tự được sử dụng để chỉ biên độ số tiền của LC nhưng cho phép xê dịch không được quá 10% tổng số tiền.

Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng mở LC cam kết trả cho nhà xuất khẩu nếu bên xuất khẩu trình đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó và trong nội dung mà LC yêu cầu.

Là thời hạn trả tiền ngay lập tức hay thanh toán tiền về sau.

Thời hạn giao hàng trên LC được quy định là thời hạn bên bán phải chuyển giao hàng hóa cho bên mua kể từ khi LC có hiệu lực.

Nội dung hàng hóa trên LC bao gồm các thông tin: tên hàng hóa, số lượng hàng hóa, trong lượng, giá cả, quy cách đóng gói, chất lượng,...

Bao gồm các thông tin về việc vận tải, vận chuyển hàng hóa.

Quy trình thanh toán LC đầy đủ

Quy trình thanh toán LC đầy đủ.

Quy trình thanh toán LC chuẩn sẽ có sự tham gia của 4 bên:

- Bên nhập khẩu (Importer - buyer): Hay còn gọi là người mua hàng, trên LC thì đây là người yêu cầu mở thư tín dụng.

- Bên xuất khẩu (Exporter - Seller): Bên xuất khẩu còn được gọi là người bán hàng, trong LC thì đây là người thụ hưởng.

- Ngân hàng phát hành LC (Issuing Bank): Là Ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu.

- Ngân hàng thông báo LC (Advising Bank): Là ngân hàng bên bán Advising Bank.

Sau khi hai bên xuất khẩu và nhập khẩu hoàn thành hợp đồng ngoại thương, chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng thì quy trình thanh toán LC sẽ diễn ra:

Bước 1: Người mua yêu cầu mở LC tại ngân hàng phát hành.

Bước 2: Ngân hàng phát hành sẽ xem xét yêu cầu, nếu yêu cầu được chấp nhận sẽ gửi LC cho ngân hàng để thông báo gửi đến người thụ hưởng.

Bước 3: Ngân hàng thông báo kiểm tra, đánh giá LC và gửi bản gốc LC cho người thụ thưởng để kiểm tra và điều chỉnh (nếu có).

Bước 4: Người bán gửi LC cho người mua (bên nhập khẩu).

Bước 5: Sau khi giao hàng, bên xuất khẩu sẽ chuẩn bị các chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo cùng với thông báo đòi tiền.

Bước 6: Ngân hàng nhận và kiểm tra chứng từ.

Bước 7: Nếu chứng từ hợp lệ, ngân hàng chuyển cho phía ngân hàng phát hành kiểm tra. Bên ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho ngân hàng thông báo.

Bước 8: Ngân hàng phát hành thông báo thanh toán đến bên nhập khẩu.

Bước 9: Bên nhập khẩu thực hiện thanh toán, chuyển tiền vào ngân hàng phát hành LC.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về LC trong xuất nhập khẩu. LC là hình thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay.

Để sử dụng LC, doanh nghiệp cần lựa chọn loại LC phù hợp, nắm được nội dung LC và quy trình thanh toán LC chuẩn.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Hợp đồng LC là thuật ngữ thường xuất hiện trong thị trường xuất nhập khẩu. Tuy nhiên có nhiều người chưa hiểu rõ về LC. Bài viết dưới đây sẽ nói về hợp đồng LC và nội dung chính của hợp đồng LC.

LC (Letter of Credit) có thể hiểu là thư tín dụng do các ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu. LC là cam kết với người xuất khẩu về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian cụ thể nếu người bán xuất trình được một bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định của LC.

Có thể hiểu đơn giản, hợp đồng LC là cam kết của ngân hàng về việc người nhập khẩu sẽ trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định

Hợp đồng ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu là cơ sở để xuất hiện hợp đồng LC. Đây là mối liên hệ giữa hợp đồng ngoại thương với hợp đồng LC.

Tuy vậy, khi hợp đồng LC được phát hành thì hợp đồng LC sẽ tồn tại độc lập với hợp đồng ngoại thương và không tác động vào hợp đồng ngoại thương.

Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết thì người mua - người nhập khẩu sẽ dựa vào nội dung và thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng ngoại thương và đến ngân hàng tại nước nhập khẩu yêu cầu phát hành LC để cam kết thanh toán cho người xuất khẩu.

Hợp đồng LC có những bên tham gia chính như sau:

Người nhập khẩu: Người nhập khẩu là người mua hàng, người yêu cầu mở LC. Người nhập khẩu là bên có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ từ bên xuất khẩu;

Người xuất khẩu: Người xuất khẩu là người bán hàng, người thụ hưởng trong LC. Người xuất khẩu là bên cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu. Người xuất khẩu được nhận thanh toán từ LC.

Ngân hàng phát hành LC: Ngân phát hành LC là ngân hàng đại diện của người nhập khẩu để phát hành LC theo yêu cầu của người nhập khẩu. Ngân hàng phát hành LC cam kết việc thanh toán cho người xuất khẩu khi đáp ứng các điều kiện trong LC.

Ngân hàng thông báo LC: Ngân hàng thông báo LC là ngân hàng mà bên xuất khẩu thông qua để thông báo đến người xuất khẩu về việc mở LC từ phía người nhập khẩu. Ngân hàng thông báo LC có trách nhiệm xác nhận tính hợp lệ của LC và truyền đạt thông tin tới người xuất khẩu.

Trong đó, mọi yêu cầu của người nhập khẩu sẽ do ngân hàng phát hành LC đại diện. Cụ thể, ngân hàng phát hành LC sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu nên khi người xuất khẩu không phải là người nhập khẩu.

Hợp đồng LC thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành LC cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu xuất trình được hồ sơ phù hợp.

Ngân hàng phát hàng LC không dựa vào tình trạng của hàng hoá mà sẽ dựa vào bộ hồ sơ thanh toán mà bên xuất khẩu cung cấp có phù hợp với điều khoản trong hợp đồng LC hay không.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu vô điều kiện vì vậy bên nhập khẩu cần lưu ý việc kiểm tra hàng hoá.

Hợp đồng LC yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ hồ sơ: Bộ hồ sơ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng LC.

Trước khi lập hợp đồng LC, các bên cần thống nhất với nhau các điều khoản trong hợp đồng LC.