Tour Du Lịch Kim Bôi Hòa Bình 1 Ngày giá rẻ khởi hành theo yêu cầu Kim Bôi là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hòa Bình, nơi có dòng suối nước nóng thu hút rất nhiều du khách đến đây để nghỉ dưỡng sau những tháng ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Du lịch Kim Bôi Hòa Bình 1 ngày do Saomaitourist tổ chức bạn sẽ cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời tại mảnh đất núi rừng Tây Bắc này.

LỊCH TRÌNH TOUR DU LỊCH KIM BÔI HÒA BÌNH 1 NGÀY

+ 06h30: Xe và hdv của  Sao Mai Tourist đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi khu du lịch suối khoáng nóng Kim Bôi.

+ Đoàn dừng chân ăn sáng tại thị trấn Xuân Mai ( chi phí tự túc)

+ 09h00: Đoàn tới Kim Bôi, quý khách tham quan khu du lịch suối khoáng nóng, chụp ảnh.

Hướng dẫn viên giúp quý khách mua vé vào bể tắm khoáng với các dịch vụ: tắm sục, tắm xoáy, tắm tia…

+ Buổi trưa, quý khách nhận nhà sàn nghỉ ngơi và dùng bữa trưa với các món đặc sản của Kim Bôi.

+ 14h00: Quý khách tự do tham quan khu sinh thái, tắm bùn , massage, trị liệu ( chi phí tự túc) hoặc mua sắm đồ nông sản về làm quà cho gia đình và bạn bè.

+ 15h00: Đoàn khởi hành về Hà Nội.

+ 17h00: Xe đưa quý khách về điểm hẹn, hdv chia tay đoàn kết thúc tour du lịch Kim Bôi 1 ngày đầy thú vị.

Nét đẹp trang phục của người Lào

Là một trong những dân tộc nằm trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào có trang phục đặc sắc thể hiện nét riêng trong bản sắc văn hóa của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.

Người Lào ở Tam Đường (Lai Châu) trong những bộ trang phục truyền thống độc đáo.

Dân tộc Lào sinh sống chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên... Theo truyền thống trang phục của dân tộc Lào mặc đều do phụ nữ tự thu bông, kéo tằm, nhuộm vải, dệt và phải tự thêu hoa văn theo hoa tay của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.

Trang phục của 2 thế hệ phụ nữ Lào.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Lào thường gồm váy, áo, khăn trước ngực, khăn đội đầu. Phụ nữ Lào mặc áo ngắn với váy dài tầm bắp chân thắt ngang ngực. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng. Ngoài áo ngắn ra thì phụ nữ Lào còn dùng áo dài được may bằng vải nhuộm chàm. Trước ngực được quàng chéo chiếc khăn. Để tôn thêm dáng vóc thon thả, phụ nữ Lào thắt thêm những chiếc dây thắt lưng bằng đồng hoặc bằng bạc.

Các họa tiết hoa văn thêu trên áo hay khăn thể hiện tinh hoa văn hóa dân gian được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ gắn với những câu chuyện dân gian mang ý nghĩa của sự may mắn và sức khỏe cho họ. Người Lào thường dệt những hoa văn hình rồng cổ đỏ, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, hình người cưỡi voi… Ngoài ra tùy vào hoa tay họ sẽ sáng tạo ra nhiều hoa văn liên quan đến hoa lá trong thiên nhiên.

Ngoài ra, phụ nữ Lào còn có thói quen đeo nhiều phụ kiện trang sức như vòng cổ, khuyên tai…đi kèm tạo sự đặc sắc cho bộ trang phục. Những món trang sức này thường làm bằng đồng, bạc với họa tiết tinh xảo.

Những người phụ nữ Lào thành thạo việc may vá.

Để thực hiện được một bộ trang phục, phụ nữ dân tộc Lào thường mất khoảng 2 tháng vì làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay, phụ nữ Lào vẫn dệt vải và truyền lại cho thế hệ sau, một số họa tiết hoa văn mới ra đời nhưng những hoa văn truyền thống vẫn được ưa chuộng và xuất hiện chủ yếu trên bộ trang phục của phụ nữ Lào.

Đàn ông dân tộc Lào thường mặc quần dài áo cộc, đầu đội khăn. Khăn được dệt bằng vải thô màu trắng, dài từ 70 đến 150 cm. Hai đầu khăn trang trí hình hoa văn hình chữ nhật thêu các ô hình chữ nhật kẻ với nhiều màu sắc.

Du khách mặc thử một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lào.

Đến nay, người dân tộc Lào thường mặc trang phục truyền thống vào dịp lễ tết để tham gia các hoạt động văn hóa, chơi các trò chơi dân gian./.

GIÁ TOUR DU LỊCH KIM BÔI HÒA BÌNH 1 NGÀY :

Đoàn từ 15 khách trở lên :  550.000đ/khách

Đoàn từ 25 khách : 500.000đ/khách

Đoàn từ 35 khách : 450.000đ/khách

Tour du lịch Kim Bôi Hòa Bình 1 ngày bao gồm:

Tour du lịch Kim Bôi 1 ngày không bao gồm:

TẠI SAO NÊN CHỌN SAOMAITOURIST ?

+ Kinh nghiệm lâu năm : 8 năm kinh nghiệm tổ chức tour Du lịch Mai Châu, hàng trăm chuyến đi thành công, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho hàng ngàn khách hàng.

+ Chất lượng dịch vụ số 1 : xe du lịch đời mới, lái xe kinh nghiệm, hướng dẫn nhiệt tình, khách sạn chuyên nghiệp, thực phẩm sạch, an toàn.

+ Chương trình đa dạng : tiên phong khám phá, xây dựng chương trình mới, mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách.

+ Hỗ trợ liên tục : thông tin chính xác, hỗ trợ 24/24h và suốt hành trình.

+ Bảo vệ quyền lợi khách hàng : cam kết hoàn tiền dịch vụ không hài lòng.

+ Giá tốt nhất, nhiều ưu đãi nhất : tiết kiệm tối đa chi phí cho khách hàng, sử dụng dịch vụ càng nhiều, ưu đãi càng nhiều.

QĐND -  “Địa Trung Hải là đại dương của quá khứ, Đại Tây Dương là đại dương của hiện tại và Thái Bình Dương là đại dương của tương lai”, Giôn Hay (John Hay), nhà ngoại giao, nhà báo, trợ lý Tổng thống A. Lin-côn, từng dự báo như vậy từ cuối thế kỷ 19. Lời dự báo này đến nay đã trở thành sự thực, nhất là khi Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược an ninh sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương cuối năm 2011...

Chuyển trọng tâm để hình thành "Vòng cung an ninh"

Theo chiến lược quân sự mới của Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương sẽ là trọng tâm chiến lược an ninh của Mỹ với một vành đai chiến lược hình cánh cung trải dài từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-líp-pin, Xin-ga-po đến tận Ô-xtrây-li-a.

Dàn tàu chiến hiện đại tham gia cuộc tập trận RIMPAC-2012 do Mỹ đứng đầu. Ảnh: defense.com

Việc chuyển trọng tâm chiến lược an ninh sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ được mở đầu bằng việc Hải quân Mỹ phái tuần dương hạm trang bị tên lửa có điều khiển và mới được nâng cấp USS Antietam tham gia Hạm đội 7 đặt căn cứ tại Nhật Bản. Tuần dương hạm USS Antietam có nhiệm vụ cung cấp cho Hải quân Mỹ một hệ thống phòng không hiện đại hơn, có khả năng chống lại các tên lửa đạn đạo. Hải quân Mỹ sẽ điều động thêm nhiều tàu chiến khác đến khu vực trong tương lai gần, khi Lầu Năm Góc tiếp tục kế hoạch triển khai khoảng 60% lực lượng tàu chiến của hải quân đến địa bàn châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020.

Không chỉ Hải quân Mỹ đang hành động. Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ cũng triển khai gần 2000 binh sĩ đến căn cứ Ô-ki-na-oa trong những tuần qua và dự kiến mùa hè năm 2013, sẽ điều động thêm một số đơn vị nữa đến Nhật Bản. Hiện nay, Mỹ có hơn 17.000 lính thủy đánh bộ đồn trú tại Nhật Bản, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Cùng với Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a là một đồng minh truyền thống và đáng tin cậy bậc nhất của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ô-xtrây-li-a nằm án ngữ đường biển huyết mạch từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, do đó có giá trị chiến lược quân sự trên “vòng cung an ninh” của Mỹ nhằm kiểm soát ảnh hưởng của Trung Quốc.

Theo thỏa thuận mà Tổng thống B. Ô-ba-ma và Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Giu-li-a Gi-lát (Julia Gillard) đạt được trong chuyến thăm Ô-xtrây-li-a hai ngày 16 và 17-11-2011, Mỹ sẽ gia tăng hoạt động quân sự ở Ô-xtrây-li-a liên quan đến việc huấn luyện chung cũng như các cuộc tập trận kể từ năm 2012 theo từng giai đoạn. Theo thỏa thuận này, kể từ giữa năm 2012, Ô-xtrây-li-a đón tiếp các đợt triển khai luân phiên trong vòng 6 tháng của một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ gồm khoảng 200-250 lính ở vùng lãnh thổ phía Bắc Ô-xtrây-li-a. Trong vòng vài năm sau đó, hai bên sẽ nâng số lính thủy đánh bộ Mỹ đồn trú lên khoảng 2.500 binh sĩ, tương đương quân số một đơn vị đặc nhiệm đầy đủ trên không và trên bộ của lính thủy đánh bộ Mỹ.

Ngoài ra, máy bay của Mỹ sẽ sử dụng nhiều hơn các căn cứ của Không quân Hoàng gia Ô-xtrây-li-a ở miền Bắc Ô-xtrây-li-a. Mạng tin www.cfr.org còn cho hay, việc lính Mỹ đồn trú tại Đác-uyn, nơi được ví là “Trân Châu Cảng của Ô-xtrây-li-a”, chỉ cách In-đô-nê-xi-a 820km, có thể được triển khai nhanh chóng đến bất kỳ “điểm nóng” về nhân đạo hoặc an ninh nào (như thảm họa thiên tai, khủng bố hay cướp biển) ở Đông Nam Á, thay vì phải huy động lực lượng từ các căn quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á hay Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, Mỹ tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin và Xin-ga-po. Tại Xin-ga-po, Hải quân Mỹ sẽ triển khai bốn tàu chiến LCS và máy bay tuần tra, tăng cường đưa tàu chiến đến nước này... Còn tại Phi-líp-pin, Oa-sinh-tơn và Ma-ni-la cũng đã thảo luận chiến lược hợp tác quân sự trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, quốc phòng...

Hiện đại hóa căn cứ, triển khai vũ khí tối tân

Trong bối cảnh tình hình khu vực có nhiều biến động, Mỹ đang cố gắng củng cố và duy trì vị thế siêu cường của mình thông qua một loạt các biện pháp quân sự.

Theo số liệu của Lầu Năm góc, hiện Mỹ đang duy trì 865 căn cứ quân sự tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, con số thật có thể lớn hơn bởi nhiều căn cứ quân sự của Mỹ hoạt động bí mật. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Mỹ đặc biệt ưu tiên với 124 căn cứ ở Nhật Bản, 87 căn cứ ở Hàn Quốc cùng hàng chục căn cứ ở một số nước khác trong khu vực với ý đồ hình thành vòng cung kiềm chế Trung Quốc.

Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ đã lên kế hoạch nâng cấp đảo Gu-am thành “một siêu căn cứ quân sự”. Theo đó, Mỹ sẽ đầu tư trên 12 tỷ USD để biến đảo Gu-am thành một pháo đài bất khả xâm phạm và là điểm xuất phát tiến công chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Dự án bao gồm một cảng dành cho tàu sân bay hạt nhân, một hệ thống phòng thủ tên lửa, các bãi huấn luyện bắn đạn thật và mở rộng căn cứ không quân trên đảo...

Để bảo đảm vị thế siêu cường ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang tìm cách triển khai nhiều loại vũ khí, trang bị tối tân tới khu vực. Báo cáo quốc phòng 4 năm/lần (QDR-2010) của Mỹ cho biết, theo kế hoạch, Mỹ sẽ bố trí 60% lực lượng tàu ngầm tiến công tại Tây Thái Bình Dương, chủ yếu là tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, và duy trì 2-3 biên đội tàu sân bay tại khu vực này. Điều này sẽ giúp Mỹ cơ động nhanh hơn nếu xảy ra điểm nóng trong khu vực.

Về không quân, máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 cũng sẽ được điều động và gia tăng tới Gu-am làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, số lượng tên lửa hành trình, các loại tên lửa đối hải, đối không, hạm đối hạm… chắc chắn sẽ được gia tăng để bảo đảm ý chí của Mỹ được thực hiện hiệu quả.

Liên tục tập trận để củng cố liên minh

Nhằm tạo ra mạng lưới đối tác mới về an ninh, thời gian qua, Mỹ và đồng minh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tiến hành một loạt cuộc tập trận với quy mô lớn, nhỏ, trong đó, Mỹ luôn đóng vai trò chỉ huy. Theo báo chí Mỹ, trong năm 2012, Oa-sinh-tơn và đồng minh đã tiến hành hàng chục cuộc tập trận, như cuộc tập trận giữa Mỹ - Phi-líp-pin tại phía Nam biển Đông; cuộc tập trận giữa Mỹ và In-đô-nê-xi-a tại phía Nam biển Đông đầu tháng 7-2012; cuộc tập trận giữa 3 nước Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc trên vùng biển phía Nam bán đảo Triều Tiên (từ ngày 21 đến 23-6-2012); cuộc tập trận từ ngày 24 đến 26-6 giữa Mỹ và Hàn Quốc…

Tuy nhiên, có quy mô lớn nhất phải kể đến cuộc tập trận hải quân mang tên “Vành đai Thái Bình Dương-RIMPAC-2012 tại vùng biển Ha-oai dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, từ ngày 29-6 tới 3-8-2012, có sự tham gia của hải quân 22 quốc gia với dàn tàu chiến 42 chiếc cùng hơn 200 máy bay và khoảng 25.000 binh sĩ. Đối với Mỹ, RIMPAC- 2012 là dịp để chứng minh rằng họ vẫn là siêu cường duy nhất, là một trong những nỗ lực của Oa-sinh-tơn nhằm củng cố các liên minh truyền thống trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mới đây nhất, từ ngày 11 đến 21-2-2013, tại khu vực Chiềng Mai, phía Bắc Thái Lan, đã diễn ra cuộc tập trận Hổ mang vàng 2013, huy động 13.000 quân nhân các nước tham gia diễn tập trên bộ, trên biển và trên không, với các nội dung huấn luyện chiến đấu, cứu trợ thiên tai, phản ứng nhanh với các cuộc tấn công hóa học, sinh học, hạt nhân. Hãng NBC News của Mỹ nhận định, cuộc tập trận này là “một trong những bàn đạp chính trong chiến lược an ninh khu vực của Mỹ nhằm tăng cường chiến lược tập trung tại châu Á-Thái Bình Dương”.

Sự trở lại của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương rõ ràng mang lại nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau đối với các nước trong khu vực. Giới phân tích cho rằng, trong khi Mỹ dễ dàng lựa chọn đồng minh để phục vụ lợi ích chính trị-an ninh của mình, thì lựa chọn chính sách của các nước nhỏ phức tạp hơn, bởi nó đòi hỏi sự linh hoạt và uyển chuyển để tránh bị lôi kéo và trở thành “con bài” trong cuộc chơi của những “ông lớn”.