Tuyển Quân Đi Bộ Đội Việt Nam
Sáng 5/5, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đã chủ trì lễ đón Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu và các thành viên trong đoàn.
Bộ đội là cán bộ hay công chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Như vậy, khái niệm đã nêu rõ Sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam cho nên bộ đội làm việc trong Quân đội được gọi là sĩ quan nếu được nhà nước phong quân hàm cấp Úy, Tá và Tướng thì không phải là công chức.
Bộ đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hay công chức?
Căn cứ Điều 11 Luật cán bộ công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ như sau:
+ Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
+ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
+ Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Điều 12 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
+ Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi như sau:
+ Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Điều 14 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định về các quyền khác của cán bộ, công chức như sau:
+ Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một người cán bộ có 3 quyền; đầu tiền là quyền bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ; Thứ hai là quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương; Thứ ba là quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi; Thứ tư là một số quyền khác liên quan đến học tập, nghiên cứu khoa học… đối với một người cán bộ.
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ra sao?
Căn cứ Điều 8 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định về nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân như sau:
Như vậy, bạn thấy rằng nghĩa vụ của một người công chức đối với Đảng là trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. Chấp hành nghiêm chỉnh gương mẫu trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đối với nhân dân thì một người công chức phải thể hiện sự tôn trọng, tận tụy phục vụ nhân dân bên cạnh đó liên hệ chặt chẽ với nhân dân và lắng nghe ý kiến cũng như phải chịu sự giám sát của nhân dân.
Sáng 5.5, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì lễ đón Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu và các thành viên trong đoàn. Ngay sau lễ đón, Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Sébastien Lecornu.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam tại lễ đón
Tại hội đàm, ông Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Bộ trưởng Sébastien Lecornu có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, là minh chứng cho tinh thần "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp", vì sự hợp tác phát triển giữa hai nước, hai dân tộc; khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Pháp.
Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp thời gian qua đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quốc phòng.
Hợp tác quốc phòng giữa hai nước đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực như trao đổi đoàn; các cơ chế đối thoại, tham vấn; đào tạo; công nghiệp quốc phòng; quân y; chia sẻ ký ức lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh; gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc; tham vấn, ủng hộ nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương...
Bộ trưởng Phan Văn Giang đề nghị thời gian tới hai bên tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc phòng, tập trung vào các lĩnh vực: trao đổi đoàn các cấp, nhất là các đoàn cấp cao, đào tạo, gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, quân y, công nghiệp quốc phòng, trao đổi chiến lược, chia sẻ ký ức lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh, tham vấn, ủng hộ nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương… Hai bên tích cực trao đổi để sớm đạt được thống nhất về chương trình hợp tác quốc phòng Việt Nam - Pháp giai đoạn 2025 - 2028.
Bộ trưởng Sébastien Lecornu nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, đồng thời nêu bật tầm quan trọng hợp tác chia sẻ ký ức lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh giữa hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu sau khi ký kết ý định thư
Bộ trưởng Sébastien Lecornu bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc phòng ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.
Tại hội đàm, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề trên biển, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất.
Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu đã ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Pháp.
Dự kiến sáng mai, 6.5, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ông Sébastien Lecornu dự kiến sẽ tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7.5 tại Điện Biên.