Đông Nam Á đang nổi lên như địa điểm hàng đầu cho những doanh nghiệp toàn cầu và cả những doanh nghiệp Trung Quốc cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh có phần gia tăng căng thẳng, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Singapore dẫn đầu dòng vốn FDI vào Việt Nam

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính lũy kế đến ngày 30/9/2024, cả nước có 41.314 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 41,31 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 314,5 tỷ USD, bằng gần 64% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 15,64 tỷ USD, chiếm gần 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và hơn 920 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Theo đối tác đầu tư, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23,9%) và GVMCP (chiếm 25,6%).

Trong 10 tháng, có 2.743 dự án FDI cấp mới

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/10/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hình: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 10 tháng các năm 2020-2024 (tỷ USD)

Vốn đăng ký cấp mới có 2.743 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 2,5% về số vốn đăng ký. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 9,79 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3,24 tỷ USD, chiếm 21,3%; các ngành còn lại đạt 2,2 tỷ USD, chiếm 14,5%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 1.151 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 8,35 tỷ USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 16,39 tỷ USD, chiếm 69,5% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 4,41 tỷ USD, chiếm 18,7%; các ngành còn lại đạt 2,78 tỷ USD, chiếm 11,8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.669 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,68 tỷ USD, giảm 29,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 966 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,87 tỷ USD; 1.703 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,81 tỷ USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 815,8 triệu USD, chiếm 22,2% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 691,2 triệu USD, chiếm 18,8%; các ngành còn lại 2,17 tỷ USD, chiếm 59,0%.

Trong số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,98 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 2,08 tỷ USD, chiếm 13,7%; Trung Quốc 2,07 tỷ USD, chiếm 13,6%; Hồng Kông (Trung Quốc) 1,69 tỷ USD, chiếm 11,1%... Nếu xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới từ đầu năm nay, chiếm 28,6% tổng số dự án.

Có thể thấy, dòng vốn FDI từ thị trường Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam đang ngày càng tăng tốc. Theo lý giải từ bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của HSBC, nguyên nhân là do Trung Quốc hiện đang là trung tâm của thương mại toàn cầu, nơi các biện pháp bảo hộ đang gia tăng. Khối lượng xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc lên tới 3,5 nghìn tỷ USD, vượt Hoa Kỳ (2 nghìn tỷ USD) và Đức (1,7 nghìn tỷ USD).

Khu vực ASEAN đang có thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng, nhưng phần nhiều đến từ việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng đang diễn ra. Các thị trường ASEAN thực ra được hưởng lợi từ việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giá rẻ từ Trung Quốc để trở nên cạnh tranh trên thị trường, từ đó đạt được vị thế thặng dư thương mại với các thị trường còn lại trên thế giới.

Bên cạnh đó, dòng đầu tư tăng cũng là phản ứng trước một thị trường nội địa đang tăng trưởng, nhờ tầng lớp trung lưu Việt Nam đang gia tăng trong tổng dân số 100 triệu người, với độ tuổi tiếp cận các phương tiện truyền thông là 30 và lực lượng lao động chiếm tới 70% dân số. Nhà sản xuất xe điện số một Trung Quốc, BYD, gần đây đã gia nhập thị trường Việt Nam là một minh chứng.

Cuối cùng, các yếu tố cơ bản vẫn tiếp tục mạnh mẽ và hấp dẫn. Chẳng hạn, mức lương trong lĩnh vực sản xuất Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc đại lục và thấp thứ 2 trong ASEAN sau Philippines...

Như vậy, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Điều quan trọng nằm hiện nay là cần đạt vị trí cao hơn nữa trong chuỗi giá trị gia tăng, cũng như hoàn thiện các lĩnh vực giá trị gia tăng nội địa./.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 30/09/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng hơn 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Bắc Ninh thu hút vốn FDI mạnh nhất

Theo địa bàn đầu tư, vốn FDI đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh với hơn 1,91 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 41,1%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 70,5%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14,5%).

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, 9 tháng đầu năm 2024, cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tăng so với cùng kỳ, với mức tăng lần lượt là 8,9% và 11,6%. Trong đó, đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng cả về giá trị và quy mô vốn đầu tư mới/tăng thêm.

VOV.VN - Để khơi thông dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, cần khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử bán dẫn; khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số địa phương; rà soát các thủ tục để đơn giản hóa hơn và rút ngắn thời gian xử lý...