Bản Ngã Cao Là Gì
CÁC NGUY CƠ GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG DO NGÃ CAO
Những nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao
Như những nhận xét đã nêu trên, các trường hợp ngã cao xảy ra rất thường xuyên và đa dạng. Mỗi trường hợp cụ thể xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên qua phân tích và tổng kết có thể quy tụ thành một số nguyên nhân chính như sau:
Nguyên nhân về tổ chức gồm những nguyên nhân chính sau :
Nguyên nhân về kỹ thuật gồm hai nguyên nhân chính là :
Ngoài những nguyên nhân gây sự cố gãy, đổ dàn giáo kéo theo ngã cao, nguy cơ ngã cao khi làm việc trên dàn giáo còn do sàn thao tác không có lan can an toàn, không có thang lên xuống giữa các đợt tầng sàn trên dàn giáo …
Bài viết được trích từ tài liệu an toàn lao động
Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).
Theo Báo cáo tình hình TNLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hằng năm, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng luôn nằm ở nhóm cao nhất.
Tính riêng trên địa bàn TP Hà Nội - địa phương luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có số vụ tai nạn lao động nhiều nhất, năm 2023 xảy ra 294 vụ tai nạn lao động làm 300 người lao động bị nạn.
Các vụ TNLĐ vẫn chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng (chiếm 69,1%), sản xuất lắp ráp cơ khí (chiếm 23,8%), các vụ khác chiếm 15%...
Hiện trường vụ tai nạn ngã cao ở phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) khiến 4 người thương vong. Ảnh: Thanh Ngân
Còn phân tích các vụ TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng nói chung từ báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, số vụ ngã cao chiếm tỷ lệ cao nhất so với các vụ TNLĐ khác (năm 2023 chiếm tỷ lệ). Tai nạn ngã cao thường gây hậu quả nghiêm trọng, số người chết cũng chiếm tỷ lệ cao nhất.
TNLĐ do ngã cao đa dạng, thường xảy ra trong các trường hợp:
Ngã cao tại các vị trí: khi công nhân đi đến vị trí làm việc của họ (leo trên đinh tường, trên các kết cấu lắp ghép, trên giàn giáo, trên cốp pha, trên cốt thép,...), ngã khi đứng làm việc trên thang, ngã khi sàn thao tác bắc tạm bị đổ gãy, ngã khi làm việc ở vị trí nguy hiểm không đeo dây an toàn.
Ngã cao xảy ra nhiều nhất khi công nhân làm việc tại những vị trí xung quanh chu vi của công trình, trên những bộ phận kết cấu nhô ra ngoài công trình (mái đua, công xôn, lan can, hành lang…); ngã khi làm việc trên mái, nhất là những mái có độ đốc lớn, mái lợp bằng những vật liệu giòn, dễ gãy, vỡ (mái ngói, mái fibro xi măng).
TNLĐ ngã cao xảy ra ở tất cả các dạng công tác khi thi công trên cao như công tác xây, trát, lát, láng, ốp, quét vôi, trang trí; khi lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo, ván khuôn; khi lắp dựng các kết cấu thép, cốt thép và các kết cấu lắp ghép khác; khi vận chuyển nguyên vật liệu trên cao…
Ngã cao không chỉ xảy ra trên các công trình lớn, cao tầng, thi công tập trung mà còn xảy ra trên công trình nhỏ, thấp tầng, thi công phân tán. Theo thống kê thì TNLĐ ngã cao ở các độ cao khác nhau: <5m (23,4%); 5 đến 10m (25,8%), hơn 10m (51,6%).
Những đánh giá của thanh tra lao động sau khi tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra chuyên đề trong lĩnh vực xây dựng cũng chỉ ra, các chủ đầu tư, nhà thầu… vẫn chưa thực hiện nghiêm công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động. Những vi phạm chủ yếu như chưa đánh giá hết nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động và có biện pháp loại trừ yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; chưa xây dựng và ban hành đầy đủ nội quy, quy trình về ATVSLĐ, biện pháp làm việc an toàn, huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, nhất là NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, có 2 nhóm nguy cơ gây TNLĐ khi thi công các bộ phận công trình trên cao, đó là: nguy cơ thuộc về công tác tổ chức và nguy cơ thuộc về kỹ thuật an toàn.
Đối với nguy cơ thuộc về kỹ thuật an toàn, đó là đơn vị thi công không sử dụng các phương tiện như dây an toàn, các loại thang, các loại giàn giáo, lan can hoặc lưới để tạo ra chỗ làm việc hoặc đi lại an toàn cho công nhân. Đồng thời sử dụng các phương tiện trợ giúp an toàn không đúng các yêu cầu về an toàn như thiếu các chi tiết đảm bảo an toàn, bắc thang không đúng phương pháp… Đơn vị thi công có sử dụng các phương tiện làm việc trên cao nhưng không dảm bảo các yêu cầu an toàn nên gây ra tai nạn.
Trong tình huống này, các sai sót thường thuộc về khâu thiết kế (chi tiết cấu tạo không đủ khả năng chịu lực…) hoặc gia công chế tạo (vật liệu sử dụng kém chất lượng dẫn đến gãy nứt, cong vênh, mọt rỉ, gia công không chính xác theo bản vẽ thiết kế…).
Hay những vi phạm quy định an toàn khi sử dụng giàn giáo (giàn giáo đặt trên nền móng không vững, có thể bị lún khiến chân giáo có thể bị trượt, giàn giáo bị nghiêng hoặc đổ trong quá trình sử dụng; sàn thao tác không có lan can an toàn hoặc có nhưng lỏng lẻo; sử dụng hệ giàn giáo treo không đúng yêu cầu về an toàn; giàn giáo bố trí gần các dây điện, nguy cơ gây điện giật cho người làm việc; bố trí công nhân làm việc trên các tầng giáo liền kề nhau theo một phương có thể gây TNLĐ do vật liệu hoặc dụng cụ rơi từ sàn làm việc tầng trên xuống sàn làm việc tầng dưới…).
Phòng ngừa tai nạn ngã cao bằng cách nào
Từ phân tích các nguy cơ gây TNLĐ khi thi công các bộ phận công trình trên cao, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho rằng, các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa TNLĐ trước hết phải bắt đầu từ biện pháp tổ chức.
Đối với người làm việc trên cao phải yêu cầu từ 18 tuổi trở lên, có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ do cơ quan y tế cấp; hằng năm phải định kỳ kiểm tra sức khoẻ ít nhất một lần; phụ nữ có thai, người có bệnh tim, mạch, điếc hoặc mắt kém không được làm việc trên cao; có giấy chứng nhận về an toàn lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp. Người lao động được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định và phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao.
Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công, đội trưởng đội sản xuất và cán bộ chuyên trách an toàn lao động có trách nhiệm thường xuyên giám sát và kiểm tra tình hình an toàn lao động đối với những công việc làm ở trên cao để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng làm việc thiếu an toàn. Hằng ngày, trước khi làm việc phải kiểm tra an toàn tại vị trí làm việc của công nhân, bao gồm kiểm tra tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàn và các phương tiện làm việc trên cao khác. Ngoài ra phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho công nhân, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, mũ bảo hộ, giày và quần áo bảo hộ lao động.
Sau khi kiểm tra hoặc trong quá trình làm việc, nếu phát hiện thấy có tình trạng nguy hiểm như sàn công tác yếu, giàn giáo bị quá tải… thì phải cho ngừng công việc và tiến hành khắc phục, sửa chữa ngay. Sau khi thấy đã đảm bảo an toàn mới cho công nhân tiếp tục làm việc. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở công nhân chấp hành đúng kỷ luật lao động và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao. Nếu nhắc nhở mà công nhân vẫn tiếp tục vi phạm nội quy an toàn lao động thì phải cho học tập và sát hạch lại về an toàn lao động hoặc xử lý theo quy định.
Ngoài biện pháp tổ chức, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cũng nêu các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa ngã cao.
Trong đó, các biện pháp an toàn, phòng ngừa ngã cao phải được nghiên cứu, đề xuất trước khi thi công. Khi lập biện pháp thi công đồng thời phải lập luôn biện pháp kỹ thuật an toàn.
Đối với các phương tiện làm việc trên cao thì biện pháp cơ bản nhất để phòng ngừa ngã cao là trang bị giàn giáo (thang, giáo ghế, chòi nâng, sàn treo…) để tạo ra chỗ là việc và các phương tiện khác nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân thao tác và an toàn, thuận tiện khi đi lại trên cao. Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm, trong xây dựng chỉ nên sử dụng các loại giàn giáo chế tạo sẵn và theo thiết kế điển hình. Nếu cần chế tạo các loại giàn giáo theo thiết kế riêng thì các bản vẽ thiết kế và bản thuyết minh tính toán phải được xét duyệt.
Bên cạnh đó là áp dụng các biện pháp kỹ thuật khi sử dụng hay không sử dụng giàn giáo, biện pháp kỹ thuật cụ thể nhằm phòng ngừa ngã cao trong thi công một số dạng công tác chính (công tác xếp dỡ, vận chuyển; sử dụng thang công cụ; sử dụng giàn giáo; công tác lắp ghép; công tác có không gian hạn chế; công việc trên mái; công việc đập phá, tháo dỡ; công tác hoàn thiện công trình).
Nhà thầu và công nhân xây dựng cũng cần chú ý trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, luôn ghi nhớ hệ thống biển báo trên công trường và các quy định an toàn làm việc giàn giáo, làm việc trên cao.
Kỹ thuật an toàn lao động là khâu quan trọng hàng đầu để giảm thiểu tai nạn lao động; có liên quan mật thiết đến ...
Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, ...
Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa ...