Viện Hải dương học là một viện nghiên cứu đời sống động - thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 24.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Viện từng được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch lịch sử văn hóa hấp dẫn đạt danh hiệu "Điểm du lịch được hài lòng năm 2005". Viện sẽ khai trương khu công nghệ cao thuần hóa sinh vật biển, nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam. Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Hồ nuôi sinh vật biển và rừng ngập mặn

Phân khu số 1 nằm ngay lối vào của Bảo Tàng Hải Dương Học. Hệ thống Aquarium của Bảo tàng Hải dương học hiện nay được bố trí trong một không gian diện tích 5000m2 với một quần thể bao gồm các hồ nuôi sinh vật biển thường xuyên nuôi hơn 300 loài sinh vật biển tiêu biểu và rất có giá trị:

Ngay sau mấy cái hồ dễ thương là một khu vực của Cá Sấu Hoa Cà, vì đặc tính hung dữ của loài nên chúng được nuôi ở trong khu có lồng kính chịu lực cường độ cao. Đây là một trong những con thuộc loài bò sát lớn nhất còn sống hiện nay.

Cá sấu Hoa Cà trưởng thành có thể dài tới 07 mét và nặng tới hơn 1 tấn. Con cái nhỏ hơn, dài hơn con đực và thường dài không quá 3 mét. Đây cũng là loài cá sấu phân bố rộng nhất trên khắp thế giới. Cá sấu Hoa Cà có thể sống ở nhiều khu vực khác nhau : nước mặn, nước ngọt và cả nước lợ.

Ngay phía sau hồ nuôi cá sấu là bãi biển Mini được tạo nên bởi eo biển giữa cảng Nha Trang và khu phục hồi san hô của Viện Hải Dương Học. Ở đây có phiên bản thu nhỏ của cột chủ quyền Trường Sa.

Các mẫu vật được sưu tầm và tìm kiếm từ nhiều chục năm . Ba mẫu vật lớn được bố trí trong một không gian rộng tới 200m2 đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt ấn tượng trong hành trình tham quan Bảo tàng Hải dương học.

Lịch sử Viện Hải Dương học Nha Trang

Viện Hải Dương Học Nha Trang có tên tiếng Anh là Museum of Oceanography được thành lập ngày 14 tháng 9 năm 1922, thời kỳ Pháp thuộc. Đây được coi là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học ra đời sớm nhất tại Việt Nam. Đồng thời viện hải dương học Nha Trang là một cơ sở nghiên cứu đầu ngành về sinh vật biển, hải dương học tại Việt Nam.

Bảo tàng Hải dương học được thành lập từ những ngày đầu thành lập Viện Hải dương học (năm 1922), tiền thân là Bảo tàng Mẫu vật (tên tiếng Pháp là Muséum de Référence) phục vụ cho công tác nghiên cứu mẫu sinh vật biển của các nhà khoa học.

Bảo tàng mẫu vật còn có chức năng trao đổi mẫu vật với các bảo tàng khác trên thế giới như Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh. Đến năm 1948 bảo tàng đã lưu trữ 42.000 mẫu sinh vật biển.

Ngoài Bảo tàng Mẫu vật phục vụ nghiên cứu khoa học, Bảo tàng Hồ cá Cầu Đá cũng đã hoàn thành việc xây dựng mới 23 bể cá và đưa vào phục vụ khách tham quan năm 1941 (Bảo tàng đã đón khách tham quan từ năm 1938; Năm 1943 gọi tên chung là Bảo tàng Biển).

Nằm tại số 01 Cầu Đá, cạnh đồn biên phòng & cảng vụ Nha Trang, Viện Hải Dương học Nha Trang gồm các phân khu hành chính, phòng ban chức năng và Bảo tàng Hải Dương Học. Đến thăm Viện Hải Dương Học Nha Trang là bạn đến thăm Bảo Tàng Hải Dương Học.

Để đến Viện Hải Dương Học Nha Trang, từ trung tâm thành phố bạn đi theo hướng về Vinpearl Nha Trang, Viện Hải Dương học nằm cạnh cảng Nha Trang, gần Cảng Cầu Đá (đã ngừng hoạt động) và Cảng Hòn Tằm. Bạn có thể đi phương tiện cá nhân (gửi xe từ 4,000 tới 20,000đ) hoặc đi bằng Taxi

Sơ đồ tham quan Bảo Tàng Hải Dương Học Nha Trang thể hiện 05 phân khu tham quan.

Rạn nhân tạo (Khu này không đẹp lắm)

Rạn nhân tạo là cấu trúc dưới nước do con người xây dựng bằng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm làm giàu thủy sinh vật ở vùng đáy nghèo sinh vật. Trên thực tế, đây là khu thiên về nghiên cứu của Viện Hải Dương Học nên….không bắt mắt lắm đâu. Chỗ này người ta xây dựng hệ thống bể kính, có nhiều cụm san hô và một số loài cá biển.

Tài nguyên Biển Đảo Hoàng Sa- Trường Sa

Khu trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa – Trường Sa được thiết kế trong đường hầm xuyên qua núi Bảo Đại, dài gần 100 m, cao khoảng 5 m. Việc xây dựng khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa giúp cho công chúng hiểu rõ hơn các giá trị kinh tế, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng trên 2 quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Qua đó nâng cao ý thức và thêm yêu quý hai quần đảo này.

Đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng hàng trăm mẫu sinh vật được lấy từ vùng biển Hoàng Sa – Trường Sa như:

Phân khu đa dạng sinh vật biển

Khu trưng bày đa dạng là nơi đang trưng bày, bảo quản bộ mẫu sinh vật biển – nguồn di sản biển lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nơi đây đang lưu giữ và bảo tồn một bộ mẫu sinh vật biển lớn và quý với khoảng 23.000 mẫu thuộc 5.000 loài (thuộc các nhóm: thực vật biển, Hải miên, Ruột khoang, Thân mềm, Giáp xác, Da dai, Cá, Bò sát, Thú biển).

Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam và các vùng nước lân cận. Ngoài những mẫu có giá trị khoa học, Bảo tàng còn lưu giữ nhiều mẫu quí hiếm như:

Tháng 10/2012 Bảo tàng Hải dương học được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) chính thức xác lập và công bố “Nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất”.

Giá vé người lớn : 40.000 đồng/vé

Giá vé học sinh: 20,000 đồng/vé

Hình ảnh trong bài viết được tác giả Tuấn Vũ chụp vào tháng 12/2023. Trong bài viết có sử dụng một số tài liệu của Viện Hải Dương Học Nha Trang

Viện Hải Dương Học Nha Trang mở cửa từ 07h sáng. Xong điểm tham quan này, bạn có thể đi dọc đường biển để đến với điểm thứ 2 của City Tour Nha Trang là Hòn Chồng

Viện Hải Dương Học Nha Trang ở đâu?

Địa chỉ: số 01 Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang. Từ trung tâm thành phố đi theo hướng cảng Vinpearl.

Giá vé Viện Hải Dương Học Nha Trang là bao nhiêu?

Bảo tàng Hải Dương Học thuộc Viện Hải Dương Học Nha Trang phục vụ khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần với giá vé như sau:– Người lớn: 40,000 đồng– Học sinh: 20,000 đồng– Trẻ em dưới 06 tuổi: Miễn phí.

960 TB-BVTT thông báo dánh sách trúng tuyển và không trúng tuyển quyet_dinh_kem_danh_sach_cong_nhan_ket_qua_xet_tuyen_vien_chuc_bv_tam_than_2024

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Buddhist Studies.

(i) Có bằng thạc sĩ Phật học: Không bổ sung TC.

(i) Có bằng cử nhân Phật học và bằng thạc sĩ ngành khác: 3 TC (lựa chọn ở mục 4.1).

(iii) Có bằng cử nhân và thạc sĩ ngành gần: Bổ sung 18 TC (lựa chọn ở mục 4.1).

(iv) Có bằng cử nhân và thạc sĩ ngành xa: Bổ sung 21 TC (lựa chọn ở mục 4.1).

(v) Có bằng tiến sĩ khác ngành: Bổ sung 12 TC gồm các môn 1, 2, 3, 7 ở mục 4.1.

-  Có bằng tốt nghiệp trung học, đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung… ) không phân biệt đơn vị đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp.

-  Có bằng tốt nghiệp đại học tại các chương trình đào tạo trong nước mà ngôn ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung … ) không qua phiên dịch.

-  Có chứng chỉ IELTS 5.0 điểm trở lên, TOEFL IBT 45 điểm, TOEFL ITP (nội bộ) đạt 450 điểm trở lên, chứng chỉ TOEIC 500 trở lên, chứng chỉ ti ếng Pháp DELF A4 hoặc DELF B1, B2, chứng chỉ tiếng Đức ZD cấp độ 3 trở lên, chứng chỉ tiếng Trung HSK cấp độ 5 trở lên.

Người dự tuyển phải nộp 1 bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin dự tuyển (theo mẫu quy định):

b) Lý lịch học thuật (theo mẫu quy định):

c) Bản sao có chứng thực các văn bằng (i) cử nhân, (ii) thạc sĩ, (iii) chứng chỉ, kèm theo bản chính để đối chiếu (khi nộp trực tiếp tại Văn phòng Học viện);

d) Đề cương luận án tiến sĩ (theo mẫu do HVPGVN tại TP.HCM quy định);

e) Nộp 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí học thuật hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo chuyên ngành có phản biện (trong thời gian 36 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển). Nếu chưa có thì phải bổ túc trong vòng 6 tháng.

f) Thư giới thiệu của ít nhất 01 người có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc người có học vị tiến sĩ am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu gồm: đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển chương trình tiến sĩ Phật học.

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Cơ sở 1: 750 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Điện thoại: (+84) 028.38478779 (Hành chánh); (+84) 028. 39 990 654 (Đào tạo); (+84) 028. 3845 2707 (Phòng Sau Đại học)

Cơ sở 2: A13/14 Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Điện thoại: (+84) 028. 36206085 (Hành chánh); (+84) 028. 36209360 (Đào tạo)

Quản trị Web: ĐĐ. Thích Ngộ Dũng